Thám tử tư VDT – Cơ quan tình báo Anh (MI6) kết hợp với Hollywood sẽ tạo ra cái gì? Bạn đọc sẽ trả lời ngay: tạo ra điệp viên 007 lừng lẫy trên màn bạc.

Nhưng xin thưa, đó còn là sự kết hợp làm nên báo lá cải ở Anh.

Làm việc kiểu MI6

Năm 2006, cảnh sát London ập vào nhà Glenn Mulcaire, một tay thám tử tư không mấy tiếng tăm. Anh ta 36 tuổi, từng là một nhân viên bảo vệ ở trụ sở tại Anh của tập đoàn News International và đã từng có một thời gian ngắn chơi bóng tại giải nghiệp dư Anh. Thoạt nhìn, Mulcaire chỉ là một dạng thám tử chuyên đi chụp ảnh các đấng phu quân “ăn chả” hay các vụ việc nhỏ lẻ tương tự.

Nhưng cảnh sát Anh đã ập vào căn nhà đó trong một chiến dịch đặc biệt có tầm vóc quốc gia. Họ đang đặt nghi vấn về việc các thành viên Hoàng gia Anh bị nghe trộm điện thoại, mà Glenn Mulcaire là một mắt xích quan trọng trong chiến dịch ấy. Tay thám tử tư kia hóa ra đang cùng với đồng sự làm công việc của những điệp viên thượng thừa, với mức lương lên tới 100.000 bảng/năm.

Rất nhiều bằng chứng thu được từ những cuốn sổ tay và máy tính của Glenn Mulcaire. Và cái tên của thế lực đứng đằng sau vụ theo dõi động trời này không làm ai ngạc nhiên: tuần báo News of the World, đứa con cưng của tờ báo lá cải hàng đầu nước Anh – The Sun, viên ngọc trên mũ miện của ông trùm truyền thông thế giới Rupert Murdoch.

Sau chiến dịch đột kích kể trên của cảnh sát Anh, biên tập viên mảng Hoàng gia của tờ News of the World, Clive Goodman và các đồng sự bị bắt. Trưởng ban biên tập Andy Coulson của tờ báo này cũng từ chức. Nhưng phải cho tới tận năm ngoái, cảnh sát London mới tung ra những bí mật thực sự còn chôn giấu trong cuốn sổ tay của Glenn Mulcaire.

Nước Anh sốc: danh sách những nạn nhân bị theo dõi lên tới hàng chục người. Trong đó có Hoàng tử Harry, có các ngôi sao giải trí, và rất nhiều yếu nhân bóng đá. Làng túc cầu Anh luôn là “đất lành” với báo chí lá cải, và dễ hiểu tại sao News of the World đặc biệt quan tâm đến bóng đá. Trong danh sách những người đã được sở cảnh sát London triệu đến làm việc, có David Davies, cựu giám đốc điều hành LĐBĐ Anh, có Gordon Taylor, chủ tịch Hiệp hội cầu thủ Anh, có BLV và cựu danh thủ Andy Gray, có Paul Gascoigne, có Wayne Rooney và đại diện của anh, có Sol Campbell…

Đó không phải lần duy nhất báo chí Anh nhúng chàm để đổi lấy “sự thật”, sự thật để bán báo chứ chẳng phải vì mục tiêu cao quý nào khác. Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ sự kiện đội tuyển Anh bị gắn máy nghe trộm vào đầu năm 2010. Một chiếc máy ghi âm đã được khéo léo giấu trong khách sạn Grove, đại bản doanh của Tam sư để thu lại nhiều giờ đàm thoại giữa HLV Capello và các trợ lý. Sau đó, các luật sư của LĐBĐ Anh đã phải làm việc vất vả để ngăn chặn việc phát tán đoạn băng ấy. Câu hỏi ở đây là: đoạn băng ấy có giá trị với ai? Tất nhiên là với các tờ báo. Thế ai đã đặt và chỉ đạo làm cái việc tày trời ấy? Câu trả lời xin dành cho bạn đọc.

Theo Bong Da

Công ty thám tử tư VDT

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử