DỊCH VỤ THÁM TỬ TƯ VDT – BƯỚC ĐỘT PHÁ CỦA KHOA HỌC
Và hàng loạt vụ cưỡng bức, giết người tương tự cũng xảy ra sau đó tại khu Đông Harlem. Cha mẹ các nạn nhân đã phản ứng một cách mạnh mẽ.
Tại đây, hắn bắt nạn nhân bịt mắt với một mảnh vải từ chính quần áo của họ, sau đó làm nhục nạn nhân. Cô bé sau đó sống sót đã mô tả hình dạng kẻ tấn công như sau: đó là một thanh niên trẻ trung, mày râu nhẵn nhụi với thể hình lực lưỡng và mắc chứng tự yêu mình. Hắn thường nới với các nạn nhân rằng họ thật “may mắn” khi “được” một gã đẹp trai như hắn cưỡng bức. Một vài năm sau đó, ngày 10-9-1997, lính cứu hóa nhận được điện báo về một vụ cháy trên sân thượng tòa nhà George Washington khu phố Đông. Tại đây, họ đã phát hiện thi thể của Johalis Castro, 19 tuổi. Nạn nhân, mới đến thành phố New York sinh sống từ Cộng hòa Dominicana, đã bị cưỡng bức, đánh đập và xiết cổ đến chết.
Sự kì diệu đó mang tên: xét nghiệm DNA. Biện pháp này lần đầu tiên được áp dụng trong điều tra hình sự tại Anh vào năm 1986 và được sử dụng một cách hạn chế tại Mỹ một năm sau đó. Cho đến lúc nạn nhân đầu tiên Paola Illera bị giết vào năm 1991, xét nghiệm DNA vẫn chỉ là một môn khoa học hình sự non trẻ. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào năm 1998. Kể từ đó đến nay, xét nghiệm DNA đã được nhìn nhận là phương thức điều tra quan trọng nhất kể từ kỉ nguyên dấu vân tay. Và những vụ việc ở Đông Harlem nhờ đó cũng đã có bước đột phá.
Mùa thu năm 1998, cảnh sát đã so sánh mẫu tinh trùng từ vụ giết người của nạn nhân Rasheeda Washington và hai vụ cưỡng bức khác trong khu vực với những mẫu DNA thu thập được. Kết quả cho thấy hung thủ của cả ba vụ việc này đều là một người. Giờ đây cảnh sát đã chắc chắn rằng có một tên bệnh hoạn đang săn đuổi những cô gái trẻ ở khu Đông Harlem hàng đêm, và quyết định thành lập một tổ chuyên án nhỏ để truy lùng đối tượng này. Họ bắt đầu phát đi những bức chân dung về hung thủ được vẽ lại theo mô tả của những nạn nhân bị cưỡng bức còn sống sót.