Đồng tiền giả – Nam Quân
Chương 1
Coi dáng dấp bên ngoài thì Chiêm cũng không có gì đặc biệt, so với các chú bé khác .
Có thể nói răng trông nó cũng giống như trăm ngàn các em nhỏ Việt Nam . Và chính nhờ cái chi tiết “cũng giống như” này mà Chiêm không bị người đời chú ý đến mấy . Không bị chú ý là 1 ưu điểm rất lợi cho cái nghề mà Chiêm khoái nhất: nghề làm trinh thám . Chiêm làm trinh thám ? 1 chú bé 13 tuổi mà đã làm được cái nghề cao quí, khó khăn và nguy hiểm ấy ? Các bạn trong gia đình Tuổi Hoa chắc ngạc nhiên lắm ? Không ngạc nhiên sao được, vì chú Chiêm hạt tiêu … đã có mặt trong gia đình chúng ta …. từ lâu rồi mà đâu có ai biết . Chỉ biết rằng, mỗi khi tay nào trốn học đi chơi hoặc ra đường đánh lộn, chạy lăng quăng đuổi nhau trên đường đầy xe cộ là y như lúc đi học về thế nào cũng bị ba má hoặc anh chị hạch hỏi trúng ngay boong, hết đường chối cãi . Vậy muốn khỏi lo lắng gì hết, anh em chúng ta chỉ có việc đi học thì đi tới nơi về tới chốn, không la cà đây đó, và tháng nào cũng đưa về cho ba má, anh chị chiêm ngưỡng 1 cái bảng danh dự .., thế là yên chí . Ngược lại, nếu bướng bỉnh không nghe, lỡ vi phạm điều gì, là thế nào cũng bị mắt thần của Chiêm tinh theo dõi … “méc” ba má thì ăn roi mây là 1 điều khó lòng tránh thoát .
Vậy thám tử tí hon “Chiêm Tinh” là ai, tên thật là gì ? Người kể lại chuyện này, vì đã hứa danh dự với Chiêm nên không dám tiết lộ . Chắc các bạn trong gia đình Tuổi Hoa bực mình lắm vì óc tò mò không được thỏa mãn ? Vậy để chuộc tội lập công, xin kể chuyện công tác của chàng thám tử ở rất xa mà lại rất gần chúng ta . À mà không! Xin đề nghị với các bạn là để tôi được đóng vai thám tử Chiêm kể lại chuyện của mình thì hơn … và sau đây là lời của Chiêm:
Tôi làm “thám tử” đã lâu rồi . Trên 2 năm chứ không ít . Thám tử tư, dĩ nhiên, tức là không phải công chức ăn lương của nhà nước .
Tôi cộng tác với 1 anh bạn rất thân . Tên thật của anh ta là Chính . Nhưng các bạn quen biết Chính lại cứ gọi là Trí, vì lý do gì tôi sẽ nói sau . 2 đứa tôi đã thành lập hãng thám tử tư đặt danh xưng là “Sê tê hai”! “Sê tê hai”? Chắc anh em nghe thấy lạ tai lắm ? “Sê tê hai” là cái quái gì ? Bình tĩnh suy nghĩ 1 chút thì thấy cũng có có gì đáng gọi là ly kỳ lắm . Này nhé: “Sê” là C tức Chiêm, và “Tê” là T tức Trí, “hai” là con số 2 hay là 2 người cũng vậy . Tóm lại “Sê tê hai” chỉ có nghĩa là Chiêm Trí 2 người thành phần cốt cán của hãng thám tử tư “Sê tê hai” hay viết cho nó đẹp mắt và có vẻ khoa học 1 tí thì là CT2. Và dĩ nhiên Giám đốc hãng tất cả phải là CT1, là Trí, còn tôi là CT3!
Tôi thân với Trí từ hồi còn bé . Tên thật của anh ấy là Chính kia, nhưng các bạn đồng học chỉ thích gọi anh là Trí, lâu ngày quen miệng, nên ai cũng gọi, Trí, Trí . Và cái lý do khiến mọi người thích gọi anh là Trí, chính vì cái trí thông minh tuyệt vời của anh . Ngay từ hồi mới 9, 10 tuổi, tôi đã phục anh sát đất rồi . Đáp lại, Trí cũng quý mến tôi lắm . Chắc là do ở cái điểm cả 2 đứa chúng tôi đều thích làm công việc điều tra các vụ trộm cướp giết người … nghĩa là làm thám tử . Và chúng tôi góp sức thành lập hãng CT2. Các anh em đừng tưởng là chuyện giỡn nghe! Báo chí đã đăng tải nhiều vụ điều tra thật hữu ích của hãng tôi và nhiều vụ rắc rối, cơ quan cảnh sát nhiều khi phải bó tay, mà chúng tôi đã khám phá thành công đấy . Câu chuyện sau đây là 1 trong những công tác, cách đây hơn 1 năm, của hãng tôi đã được báo chí đăng tải dưới 1 cái “Tít” lớn: “Nhờ 2 em học sinh, 1 ổ đúc bạc giả tại Thủ Đức đã bị khám phá” …
Buổi sáng hôm đó, sau khi đi phân phát nhật báo về, (trong kỳ nghỉ hè, tôi vẫn lãnh báo và phân phát cho các nhà mua tháng để kiếm ít tiền tiêu vặt) tôi tạt vào sạp sinh tố của anh 3 Đốc ở Thủ Đức tự thưởng cho mình 1 ly mãng cầu . Nhà ở Saigon mà sao lại phải lên tận Thủ Đức để uống sinh tố lận . Nói để anh em rõ: Tờ báo Chuông Vàng nhiều độc giả lắm . Có ông ở tận Thủ Đức kìa . Gần đưa trước, xa đưa sau . Và cái ông độc giả tên Bách này bao giờ cũng là người cuối cùng nhận báo do tay tôi phân phối .
Tôi nhắc lại, khi ở nhà ông Bách ra, lúc đó khoảng 11 giờ sáng, tôi tạt vào anh 3 Đốc gọi 1 ly mãng cầu, loại ly lớn, để tự thưởng công lao mệt nhọc phóng xe đạp từ Saigon lên Thủ Đức . Gian hàng của anh 3 Đốc, ngoài cái xe sinh tố ra, còn bán cả đồ chạp phô nữa . Kể cũng hơi lạ! Trời lúc đó không trưa lắm mà sao hàng anh ấy coi bộ vắng khách dữ . Có mỗi mình anh ngồi sừng sững phía sau quày thu tiền . Thoáng thấy bóng tôi, anh 3 Đốc nhảy vội xuống, đi lại mở cánh cái tủ lạnh vĩ đại, lấy 1 chai nước mãng cầu lạnh buốt đặt trước mặt tôi, không nói 1 tiếng . Chúng tôi chỉ đưa mắt nháy nhau 1 cái … thông cảm: 3 Đốc thuộc từ lâu thói quen của tôi thích uống loại sinh tố này .
Tợp 2, 3 ngụm, ly nước mát như gột rửa hết mọi cái mệt nhọc bụi đường, cạn tới đáy . Tôi liệng 1 đồng “cắc” 20 lên mặt quầy . Vẫn im lìm, anh 3 Đốc quơ lấy đồng tiền “cắc” đoạn tiến lại chỗ thùng đựng tiền . Đột nhiên anh đứng sững lại:
– Ê! Nhỏ! Lại coi này! Đồng “cắc” này sao kỳ vậy ?
Rồi anh liệng đồng tiền lên mặt quầy . Tôi sáp tới, cúi xuống ngó kỹ . Quả nhiên, không phải đồng cắc 20 bạc Việt Nam . Đồng tiền này làm bằng bạc thứ thiệt, to sấp sỉ đồng 20 của chúng ta, 1 mười 1 chín . Bề cạnh vòng tròn đã mòn vẹt . 1 mặt có hình 1 cái mũ sắt, mặt kia là hình 1 con cú có đôi mắt to thô lỗ …
Tôi ngẩn người:
– Ủa! Lạ quá! Ở đâu ra vậy không biết!
– Chắc ông khách mua báo tháng nào trả lộn chú rồi!
– Chắc vậy!
Rồi tia mắt vẫn đăm đăm đồng tiền lạ, tôi thọc tay vào túi, vét ít đồng lẻ, đếm cẩn thận và xem lại cũng thật cẩn thận, trước khi trao cho anh 3. Miệng không ngớt lẩm bẩm:
– Kỳ thật! Chẳng hiểu là tiền nước nào đây và đúc từ hồi nào kìa ?
Anh 3 Đốc thản nhiên:
– Ai biết được! … À này, nhưng mà coi bộ cái đồng tiền đó có vẻ hiếm, bán ra tiền đấy nghe!
Anh cười rộ lên, đoạn tiếp:
– Nhưng lợi đâu chưa thấy, chỉ biết là chú bị toi mất 20 bạc rồi đấy . Thôi, tùy! Tính sao thì tính, tùy em! Xếp chuyện đó lại! Uống gì thêm không ?
– Thôi, cám ơn anh 3!
Xếp chuyện đó lại, hừ …! Đâu có dễ thế! Phải rồi, anh 3 Đốc đâu có là nhân viên của CT2. Thây kệ, để anh đi lo mấy cái vụ nước sinh tố, la de, nước ngọt và đồ chạp phô của anh cho rồi . Sau 1 lúc suy nghĩ kỹ, tôi tụt xuống khỏi chiếc ghế đẩu sao, chạy ra phòng điện thoại công cộng cách nhà anh chừng 20 thước . Phòng có 2 ngăn, 2 máy, ra vào bằng 2 cửa riêng .
Tại đây, tôi đã phạm vào điều sơ xuất đầu tiên trong ngày . Ngăn bên trái đã có 1 người đàn ông . Người này đứng quay lưng ra phía ngoài, đang nói chuyện, nhưng nói rất khẽ, đôi môi dán vào ống nói, ý chừng không muốn để người thứ 3 nghe lọt nội dung cuộc đối thoại, trừ người đầu dây nói đằng kia . Về sau, nghĩ lại tôi mới tiếc là để lỡ dịp . Đáng lẽ lúc đó tôi phải để ý ngay, chờ ông ta quay lại, nhìn cho rõ mặt . Nhưng lòng rộn lên vì đồng tiền lạ vô tình có được trong tay, tôi đã để lỡ mất dịp may . Tiền của quốc gia nào, đúc từ bao giờ, tôi mù tịt nhưng “sếp” CT1 của tôi, chắc phải biết . Đút vào khe máy 1 đồng 10, tôi quay số điện thoại của Trí:
– Allo! Allo ?
Hại quá! Đầu giây nói vang lên giọng the thé của Bà 5 Rằng vị nữ quản gia của CT1. Tôi đã hy vọng được gặp anh, không ngờ lại vớ phải cái bà rắc rối, tò mò này . Chưa hết! Bà 5 lại còn có vẻ kỵ công việc thám tử của tôi và Trí, coi thường như trò trẻ con . Nhưng tôi vẫn phải lễ phép, niềm nở:
– Dạ thưa bà 5, cháu đây! Chiêm đây ạ, bà 5! Bà cho cháu nói chuyện với Trí á, á không … dạ dạ, Chính ạ!
May quá, suýt chút nữa thì nguy tai! Cháu bà tên Chính, nếu gọi trại đi là Trí thì chết với bà chứ không giỡn đâu! Bà vốn rất ghét cái lối thanh thiếu niên ngày nay cứ hay gọi chệch tên của nhau đi .
– À nói chuyện với Chính hả ? Hừ! Thằng nhỏ còn đang chúi mũi chúi tai trong cái “phòng thí nghiệm” của nó đó . Sáng sớm tinh mơ, mở mắt thức dậy là đã chui vào trong đó rồi! Chờ 1 chút đi, để tôi kêu nó cho, nghe!
Đầu máy o o … 1 hồi rồi là tiếng nói của “sếp” CT1!
– Allo!
– Trí hả ? Chiêm đây ..! 1 tiếng “cách” khẽ vang lên . Tôi biết ngay là Trí đã hãm ống nghe để tiếng tôi nói khỏi lọt vào tai bà 5 Rằng . Các chốt hãm do tay anh chế ra và riêng chỉ có mình anh và tôi biết . Bà 5 mà khám phá ra cái đó là chúng tôi có chầu nguy …
– Cẩn thận chút nghe CT3! Áp dụng phương pháp thường lệ đi!
– Rồi! Đây, CT3 báo cáo!
– CT1 nghe! Nói se sẽ chút!
Tôi hắng giọng:
– Phi thuyền “T bình phương” đã bay vào quỹ đạo!
Dĩ nhiên đó là câu ám ngữ có nghĩa là: “Tin tức quan trọng”. Tôi hí hởn đinh ninh là thế nào “sếp” cũng phải ngạc nhiên và vui mừng khi được tin mới; cụt hứng quá, Trí vẫn tỉnh như không:
– CT3 có tin gì thú vị đấy hả ? Chắc phải quan trọng lắm nên mới mất công gọi điện thoại từ nhà anh 3 Đốc ở Thủ Đức về chứ, hả ?
Người ngạc nhiên thay vì Trí, lại hóa là tôi:
– Ủa! Sao anh lại biết tôi gọi điện thoại từ đâu về! Tiếng tôi oang oang, quên bẵng cả lời “sếp” dặn là phải cẩn thận nói se sẽ chứ!
– Phân tích sơ sơ thôi! Có gì là khó! Này nhé! Ngày nào sáng nào, CT3 lại chẳng để tua cuối cùng mới lên Thủ Đức, đến nhà ông Bách, liệng tờ báo xong là vọt vào nhà anh 3 Đốc làm 1 ly mãng cầu . Nhìn đồng hồ ở tay là biết được ngay, có khó gì đâu nào ?
– Quả có thế! Dễ hiểu quá, tôi đâm ra coi thường, nên không để ý, thành ra chẳng thấy gì hết!
Miệng nói, nhưng trong lòng tôi ấm ức thầm . Nhiều lần bị thua sút Trí rồi . Lần này gặp dịp may, tôi có ý định chiếm kèo trên để trở thành thám tử trứ danh, nếu không hơn được “sếp” CT1 thì ít nhất cũng phải ngang tay chứ bộ …
Tiếng Trí ong óng ở đầu giây nói:
– Thôi, có gì nói lẹ lên CT3, tôi còn nhiều việc lắm đấy!
Kệ cho Trí giục, tôi cứ đủng đỉnh, đặt đồng tiền cổ lên kệ máy điện thoại rồi đứng xả hơi . Trong phòng điện đàm chật hẹp, không khí ngột ngạt, nên phải đẩy cánh cửa hé ra cho thoáng 1 chút . Qua khe cánh cửa, gió lọt vào mát rợi, đồng thời nghe được tiếng người đàn ông ở máy bên sầm sì nói chuyện . Cố lắng tai hết sức, tôi cũng chẳng nghe rõ ông ta nói gì . Thành thử việc mở cánh cửa phòng điện thoại, ngoài 1 chút gió mát, lại hóa ra 1 điều tai hại thứ 2 tôi gây ra trong ngày .
Tôi kể cho Trí nghe điều mới khám phá được . Tia mắt nhìn chăm chú vào đông tiền lấp lánh nằm trên kệ gỗ, tôi miêu tả hết sức tỉ mỉ . Càng nói càng hứng trí vì tưởng tượng đến món tiền kếch sù đồng tiền lạ ấy có thể đem lại: Từ khi lính Mỹ và lính đồng minh đặt chân lên đất nước Việt Nam, tôi đã thấy nhiều người Việt trở nên giàu có bạc triệu, bạc tỉ nhờ nghề buôn đồ cổ, đặt biệt là tiền cổ . Có 1 người Tàu bán được 1 đồng tiền từ đời Vua Khang Hy tới giá 200 ngàn đồng . Đồng tiền đó trông rất kỳ quái vô cùng, nó to bằng miệng hộp thuốc lá con mèo mà ba tôi vẫn ưa hút cái loại hộp tròn 50 điếu ấy . Ba tôi kể chuyện lại, chính mắt ông đã nhìn thấy các cô gái thuộc sắc tộc thiểu số miền Tuyên Quang (Bắc Việt) đeo lủng lẳng trước ngực loại tiền cổ, coi là 1 thứ đồ trang sức rất quý, hiếm . Và cáca nàng đó thuộc bộ lạc người Mán, gọi là Mán tiền, vẫn sống tại khu vực núi rừng âm u giữa khoảng phân cách 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên (Bắc Việt) .
Tiếng Trí:
– Suỵt! Suỵt! CT3 lại mất bình tĩnh rồi! Tôi đã bảo nói se sẽ chứ! Nếu không, tôi cúp máy đó nghe!
Bực quá! Trí hay có cái giọng trịch thượng ấy đối với tôi . Tôi đã định nổi sùng ăn miếng trả miếng anh mấy câu cho bỏ tức, thì tiếng nói sầm sì ở ngăn điện thoại bên cạnh đột nhiên im bặt . Người đàn ông cao lớn đã thôi nói chuyện từ lúc nào . Liếc mắt lên tấm kính trước mặt, tôi thoáng thấy bóng dáng ông ta lướt qua . Có lẽ, vô ý nói chuyện to tiếng quá, tôi đã làm phiền ông ?
Lập tức tôi hạ thấp giọng:
– Này, Trí! Trên đồng tiền bằng bạc thật này có 1 chi tiết hơi lạ: 1 đường trũng chạy từ đường viền vào đến giữa tâm vòng tròn .
– Á, à! Vậy hả! Giọng CT1 có vẻ lắng đọng suy nghĩ . Tôi đã biết tính “sếp”: khi nào mải nghĩ về 1 cái gì, anh rất ghét bị quấy rộn . Và tôi im lặng chờ xem ý kiến của anh thế nào .
Đột nhiên tôi cảm thấy 1 cái gì là lạ: 1 cảm giác nhột nhạt mà các nhà thám tử thường có . Đúng vậy! Tôi cảm thấy hình như mình đang bị rình mò, theo dõi . Người thường gọi đó là trực giác hay giác quan thứ 6, 1 thiên tính, 1 khả năng bẩm sinh gì đó không rõ, nhưng có điều rõ rệt là: có người đang nghe trộm cuộc nói chuyện bằng điện thoại giữa tôi và Trí . Bất giác ngước mắt lên, tôi liếc nhanh qua khe cửa hé mở: bóng người đàn ông gọi điện thoại vừa rồi đang đứng cách chỗ tôi chừng 5, 6 thước, im lặng, vểnh tai nghe tôi nói chuyện . Tóc trên đầu tôi như biết cựa quậy, dựng đứng cả lên .
Rồi qua cái tranh tối tranh sáng của khe cửa khép hờ, tôi thấy rõ 1 con vật gì có 5 chân dài nghệu khẳng khiu như 1 con nhện kềnh càng, lông lá bò vào . Nhưng không phải con nhện . Ngó kỹ chính là … 1 bàn tay người, lông lá rậm rì đen sì sịt . Móng ngón tay cái lại đen thẫm hơn nữa, móng tay của 1 ngón tay cái bị thương .
Cái bàn tay ghê gớm ấy, đột nhiên vùng lên rồi lạ xuống nhanh như cắt, chộp lấy đồng tiền cổ tôi để trên kệ .
Chương 2
Tôi thét lên 1 tiếng kinh hồn, tưởng như ai ở cách đó tới 500 thước cũng còn nghe rõ . Lập tức, bàn tay thụt lại và biến mất . Cái cửa đang khép hờ cũng đóng sâp lại nghe cái “rầm”.
Tôi nhẩy xổ lại, túm cánh cửa giựt mạnh . Không chuyển . Cánh cửa phòng điện thoại nào cũng chỉ đóng khóa từ phía trong, tôi biết rõ như thế!
Nhưng cũng hết gần 1 phút sau tôi mới mò được quả đấm cánh cửa . Cửa mở, tôi vọt ra, nhẩy 1 bước ra giữa lề . 1 bóng người đàn ông to lớn chạy khuất sau góc phố . Tôi lao người đuổi theo nhưng có cái gì giữ cẳng chân cứng lại, rồi ngã sóng soài trên bờ hè . Mắt nổ đom đóm, thái dương giựt liên hồi . Tuy vậy, tôi vẫn còn đủ sức lao người bò đại bằng 4 chân . Cảnh vật trước mắt mờ hẳn đi như bị bao trùm trong 1 tấm màn “voan” mỏng . Rồi bóng dáng anh 3 Đốc sừng sững hiện ra ngay trước mắt . Anh 3 đứng lom khom cúi xuống nhìn tôi vẻ mặt lo lắng . Anh giơ tay định đỡ tôi dậy, nhưng bỗng tôi rên lên:
– Chết rồi, anh 3! Cẳng chân trái tôi làm sao thế này ? …. Á, á … không cục cựa được nữa, hà!
Anh 3 thở 1 hơi dài nhẹ nhõm:
– Úi chao! Thế này thì còn cựa quậy thế quái nào được nữa! Chú thụt chân vào 1 chiếc thùng các tông rồi đây này!
Đã bớt hốt hoảng, tôi giương mắt ngó kỹ mới thấy rằng anh 3 nói đúng . Rút chân ra, tôi khoan khoái nhận thấy không bị 1 vết thương trầy trụa:
– Vì mãi đuổi theo 1 người đàn ông, tôi chẳng trông thấy gì cả nên mới vướng chân vào đó .
Anh 3 Đốc ngạc nhiên:
– Ủa, người đàn ông nào nhỉ! Có ai đâu nào!
Tôi lờ đi không nói gì thêm . Vô ích! Dù có nói anh cũng chẳng tin . Giựt mình, tôi nhớ lại đồng tiền cổ . Chết rồi! Đồng tiền đâu mất rồi ? Không biết gã đàn ông kia đã vớ được chưa ? Để mặc anh 3 đứng ngây người, tôi chạy lao trở lại phòng điện thoại . Đến nơi, tôi thở ra 1 hơi dài khoan khoái: đồng tiền vẫn nằm yên chỗ cũ . Quơ tay cầm lẹ, tôi nhét ngay vào túi áo . Nhưng quái!! Có tiếng gì kêu ọ ọ từ trong máy nói đưa ra . Thì ra cái ống nghe chưa được gác lên máy bị lủng lẳng ở đầu giây . Và tiếng ọ ọ phát ra từ đấy cho biết rằng Trí vẫn đang còn ở đầu máy đằng kia . Tôi nhấc ống nghe đặt vào tai:
– Chiêm, Chiêm! Cái gì thế hả ? Đang nói chuyện, sao lại … Giọng nói tôi làm ra vẻ quan trọng:
– Thong thả chút đi! Rồi tôi kể lại anh nghe .
Đoạn tôi thuật lại việc vừa qua cho Trí nghe! Không sót 1 chi tiết . Khi nghe kể chuyện xong, anh ra lịnh vắn tắt:
– Về “Trụ sở” ngay lập tức nghe CT3, tôi chờ! Hà! Chuyện này không phải thường đâu nghe! Cái người đàn ông thò tay vào định lấy đồng tiền đó, cố ý dấu mặt, điểm ấy đáng nghi lắm! Chúng ta phải bắt tay vào cuộc điều tra ngay mới được . Hắn ta đã âm mưu 1 lần, chắc thế nào cũng quen tay làm nữa cho coi! Cẩn thận đấy, CT3!
– Được! CT1 yên trí! Tôi sẽ cẩn thận! Giọng nói của tôi bất giác có vẻ hơi run .
Rồi quay ra lấy xe, nhẩy lên, tôi phóng 1 mạch về Saigon . Trí và tôi đều ở khu cổng xe lửa số 6 cả, nhưng nhà anh cách nhà tôi 4 con hẻm . Về đến nơi, thay vì tiến thẳng đến cửa nhà anh, tôi dắt xe đi vòng ra phía sau vườn, nơi nhà kho để dụng cụ làm vườn . Đó! “Trụ sở” của hãng “Sê Tê Hai” thám tử tư của chúng tôi đó . Nóc nhà kho khá cao và có nhiều sà ngang thật to . Trí và tôi đã mầy mò xin được ở hãng cưa gần đấy nhiều thanh cây, mảnh gỗ, ván ép ở các thùng đồ cậy ra rồi sau gần 1 tuần lễ hì hục cưa đục, đóng …. 2 chúng tôi đã hoàn thành được cái trụ sở quá tươm tất . Trí hân hoan đặt cho nó cái tên là “phòng thí nghiệm” . Kín đáo và bí mật lắm! Mở cửa bước vào nhà kho, tôi tiến tới cây cột thứ 3, ấn vào 1 cái đinh ngầm đóng sát chân cột . Trần nhà kho bằng ván ép, lật xuống 1 miếng vuông vức, cạnh 60 phân . 1 cái thang gỗ nhỏ nhắn nhưng thật chắc, cũng do 2 anh em đóng lấy, tự động tụt xuống . Tôi trèo lên hết 5 bậc, chân vừa đặt lên mặt trần nhà thì cái thang cũng tự động rút lên, kéo theo cả miếng gỗ vuông đậy kín lỗ hổng .
Trí đã ngồi sẵn tại bàn làm việc . Trên mình, anh choàng chiếc áo blouse trắng, chiếc áo anh thường mặc mỗi khi ngồi trước bàn thí nghiệm hóa học . Bên trên bàn ngổn ngang chai lọ, ống nghiệm to nhỏ đủ loại . Anh đang gầm đầu xuống 1 quyển sách dầy mở rộng . Tôi bước lại, anh ngẩng đầu lên:
– A! CT3! Tốt! Đâu, đồng tiền đó đâu ? Đưa mình coi!
Trí cầm lấy đồng tiền lạ tôi đưa cho . Anh đứng dậy tiến về phía 1 cái bục ván dầy ta vẫn thường thấy trong xưởng của thợ mộc . Anh quay lại nhìn tôi, hất đầu về phía quyển sách:
– Trong khi chờ đợi CT3, tôi đã tham khảo kỹ tài liệu về tiền cổ học . CT3 có biết gì về tiền cổ học không ? Này nhé …..!
Trí có 1 nhược điểm khiến thiên hạ khó chịu: anh ưa thuyết trình . Gặp 1 vấn đề gì hơi đặc biệt 1 chút là anh trịnh trọng giải thích, nói thao thao bất tuyệt, rành mạch khúc triết, lưu loát như nước chảy . Tôi khổ tâm lắm, nhưng cứ đứng im nghe:
– Đây là 1 đồng tiền cổ lâu đời lắm rồi của thành phố Atêna thuộc nước Hy Lạp, đúc từ hồi thế kỷ thứ 5 trước Thiên Chúa giáng sinh . Cái mũ sắt tượng trưng Nữ Thần Athéna, và ở mặt kia, hình con cú 2 mắt thô lố là phù hiệu đặt biệt của người .
– Thế còn vết vạch lõm từ mép đường vòng vào tới tâm ?
Trí mỉm 1 nụ cười tươi .
– Đó là dấu vết trục trặt kỹ thuật . Nhiều khi máy đúc dập xuống sai lệch 1 chút . Nhưng theo tôi, chuyện trục trặc đó ít khi xảy ra . Vậy thì chắc chắn đây là vết khía của 1 tay lái buôn nào nghi ngờ sự thật giả, đã làm ra để xem xét cho tường hư thực đó .
– Rồi! Thế tất cả vấn đề có ăn nhằm gì đến người đàn ông móng tay cái đen kia đâu mà y lại có ý định nẫng đi, để làm gì vậy ?
– Thắc mắc của CT3 rất chính đáng! Nhất định là còn phải có nhiều “cái gì” lắm chứ! Tôi cần phải xem xét lại nhiều nữa, cho thật kỹ rồi mới biết được!
Đoạn Trí đặt đồng tiền lên mặt gương phẳng, dưới ống kính hiển vi săm soi, nhìn ngó . Bên cạnh bàn, tôi lặng lẽ đứng im .
Đột nhiên anh thẳng đứng người lên: CT1 đã khám phá được điều gì khác lạ . Tôi biết chắc như thế . Ở gần Trí lâu nên tôi thuộc gần hết mọi thói quen của anh . Anh gần như la lên:
– Chiêm, Chiêm! Lại coi, lại coi! Mau lên! … Thấy gì lạ không ?
Tôi sáp lại, dán mắt dòm qua ống kính hiển vi; tới gần 1 phút sau mới ngập ngừng đáp:
– Có … có! Cạnh tròn của đồng tiền có vết bằm!
– Đúng! Và những vết bằm đó ra sao ? Có gì lạ ?
– Những vết bằm đó …. a ….. ơ …. ơ …. đều xiên về 1 chiều!
– Rồi! … thế còn cái vết khía từ mép đồng tiền chạy vào đến tâm ? Vết khía ấy cũng có vết bằm chứ ?
Tôi đáp ngay:
– Không, vết khía đó trơn lu, không có vết bằm rập gì hết!
– Khá lắm, Chiêm! Vậy là đủ rồi! Hà! Hà! Thú lắm!
Lúc tôi rời khỏi ống kính thì Trí lượm đồng tiền lên . Rồi trước đôi mắt mở tròn vì kinh ngạc của tôi, Trí đưa đồng bạc sát miệng và … thè lưỡi liếm liếm . Tôi bật ra tiếng … gần như quát lên:
– Cái gì kỳ vậy, Trí ?
Đôi chân mày hơi nhíu, vẻ mặt đăm chiêu, giọng bạn tôi trầm hẳn xuống, nghiêm nghị:
– Chiêm! Đồng tiền này giả!
– Cái gì ?
– Nghe rõ rồi còn hỏi nữa! Những vết bằm ở cạnh đều do giấy nhám tạo ra: kẻ nào đó đã chủ tâm cạ cạ mép đồng tiền bằng giấy nhám để cho nó có cái vẻ cũ kỹ, cổ xưa giả tạo . Còn cái vết khía dài kia cũng tân tạo nốt để người khác tưởng lầm là vết tích của sự trục trặc trong khi đúc tiền! … Chưa, chưa hết! Như Chiêm đã thấy đó, mình liếm liếm bằng lưỡi để nếm thử mùi vị … ốc xít! Chiêm biết ốc xít không ? Ốc xít là kết quả phản ứng hóa học do các chất muối trong không khí tác dụng lên kim loại . Nếu thực sự là 1 đồng tiền cổ, chất ốc xít sẽ không còn vị gì nữa! Đằng này đồng tiền của Chiêm lại có 1 vị đắng rất rõ rệt …
– Nhưng mấy cái đó có ăn chung gì đâu nhỉ! … Và vậy ra đồng tiền này không có giá trị gì hết!
– Đúng như vậy!
– Ủa! Nếu thế thì cái người có móng tay cái đen kia định đoạt lấy … định nẫng trộm để làm gì vậy ?
“Sếp” tôi trịnh trọng:
– Đó là 1 điều chúng ta phải điều tra tìm hiểu, CT3! Mà muốn điều tra đặng tìm hiểu, chỉ có 1 cách: Lột mặt nạ cái con người bí mật đó!
Chương 3
Lột mặt nạ con người bí mật đó ?
Tôi ngạc nhiên đến sửng sốt . Không phải nghi ngờ gì cái khả năng của hãng CT2 nhưng có điều …
– À … à … mà anh có biết dân số tại Thủ Đức là bao nhiêu không đã, chưa kể các khu phụ cận ?
Trí thản nhiên:
– 71,838 người, và kể cả vùng phụ cận thì …
Tôi vội cắt:
– Thôi được, được rồi!
Chẳng hiểu có đúng không! Nếu đúng thì “Sếp” CT1 cúa tôi quả thật là 1 quyển tự vị sống! À, ừ, nhưng … liệu cái dân số mà anh biết quá kỹ đó có giúp được gì chúng ta khi bắt tay vào khởi sự cuộc điều tra không đây ?
– Sao lại không ? Phương pháp phân tích, Chiêm lại quên rồi ? Đây: Đồng tiền này do đâu Chiêm có được ? Có phải sau khi đưa báo rồi thu tiền, đúng không ? Bây giờ chỉ việc coi lại cái danh sách quý vị khách hàng, tên, địa chỉ, rồi đi khắp lượt “điểm danh” 1 tua nữa cho đến khi gặp được ông móng tay cái đen là … rồi .
Quái! Chỉ giản dị có thế mà sao tôi chẳng bao giờ nghĩ ra ngay được . Nhưng có 1 cái gì làm cổ họng tôi nghèn nghẹn:
– Kế của anh hay lắm!… Nhưng nếu gặp được người đàn ông này rồi thì ta phải làm gì lúc đó ? Nếu … hắn định giở trò gì với chúng ta thì sao ?
– CT3 quên rằng nghề nghiệp của chúng ta đòi hỏi chúng ta lúc nào cũng phải sẳn sàng để đương đầu với hiểm nguy sao ?
– Ồ, đúng, tôi nhớ rồi . À này! Trong trường hợp nguy biến tại sao ta lại không báo cảnh sát ?
– Bình tĩnh nghe tôi nói đây này CT3! Hiện giờ vụ này hãng chúng mình đang nắm trong tay . Tội gì lại hấp tấp báo cho Cảnh sát biết vội! Như vậy chả hóa ra “cốc mò cò ăn” không! Cứ thủng thẳng, làm cẩn thận từng bước 1. Khi nào công việc đi tới chỗ vượt quá quyền hạn của chúng ta, sẽ báo cho họ biết sau . Chiêm hiểu ý tôi chưa ?
– Tôi hiểu! Và vì hiểu cho nên tôi phải tuân hành .
1 lần nữa, Trí lại chơi trội hơn tôi rồi . Anh xứng đáng là CT1, còn tôi, có lẽ suốt đời chỉ có thế là … CT3. Phải công nhận Trí tài ba hơn tôi thật . Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy lo lắn thế nào . Trên đường về nhà để ăn cơm trưa, đầu óc tôi cứ sôi bỏng lên, phần thì tại Trí, đôi khi, vì “rành nghề” quá, cứ khiến tôi bực mình quásức . Ngồi và cơm ăn, tay gắp thức ăn đưa vào miệng mà thực tôi chẳng hiểu rõ ăn những gì . Ba má tôi thấy tôi thẫn thờ, đâm lo, cứ săn đón hỏi han xem tôi có đau ốm gì chăng ?
Ăn vội cho xong bữa, tôi hối hả chân trước chân sau, định quay ra tới nhà Trí . Đúng lúc đó, chị Trâm con bác Cả, anh ruột ba tôi, nhà ở sát bên, gọi qua hàng rào cho biết là có ai gọi tôi qua điện thoại . Bác Cả tôi làm thầu khoán, nhà có máy điện thoại, vẫn để cho gia đình tôi dùng chung .
– Chiêm!
Tiếng má tôi:
– Thằng Bình nó gọi con kìa! Nó bảo có việc quan trọng lắm!
Tôi bực mình ra mặt:
– Cái thằng quỷ đó, cái gì nó cũng bảo là quan trọng hết á! Rút cục lại chẳng có quái gì hết! Má cứ nói là con đi vắng rồi!
Dứt lời tôi nhảy lên yên xe đạp, đạp vút đi .
Tới nhà Trí, đã thấy anh ngồi trong “phòng thí nghiệm”. Tay anh cầm 1 tờ giấy đánh máy . Trí đưa cho tôi giấy đó, và tôi chăm chú đọc:
Kính thưa Ông Xã Trưởng,
“Chúng tôi, ký tên dưới đây, nhân dịp lễ sinh nhật kỳ thứ 40 của ông, trân trọng kính gởi tới ông Xã Trưởng tấm lòng quý mến và biết ơn người đã để hết thì giờ và tâm trí phục vụ công ích cho toàn dân trong xã …”
Bức thu được đánh rõ ràng, sạch sẽ, lối hành văn thật bay bướm . Cuối trang giấy để chừa 1 khoảng trống khá lớn dành cho các chữ ký .
– Để làm gì đây, Trí ?
“Sếp” tôi mỉm 1 nụ cười:
– Không lẽ CT3 đi tìm gặp lại các quý vị thân chủ lấy báo tháng mà không có lý do chính đáng ? Đó, lý do đó! Và quý vị dân trong xã, khi ký tên vào bức thơ mừng sinh nhật ông Xã Trưởng, sẽ vô tình để cho CT3 kiểm soát lại ngón tay cái … có cái móng đen sì! Được không ?
Các bạn đã thấy Trí “mưu trí” ghê chưa ? Đúng là Gia Cát Khổng Minh! Trong tôi, sự bực mình, sự khó chịu vì thua sút CT1 lập tức lui bước, nhường chỗ cho sự kính phục . Trí quả nhiên xứng đáng là ông “Sếp” chỉ huy tôi . Được làm thuộc viên của 1 người khôn ngoan cơ trí, kể cũng … thú vị!
Tôi hân hoan:
– Anh “quá xá” thiệt!
– Thôi, ta lên đường! Nhiều thân chủ lắm đó chớ không ít đâu . Và cần nhất là đừng để cho di 5 tôi chộp được tụi mình là có chầu xách giỏ đi chợ cho bà ấy lắm đó nghe!
Dứt lời, Trí tụt xuống sàn nhà kho, lẻn ra vườn . Tôi theo anh bén gót . 2 đứa vừa cưỡi lên yên xe đạp thì đã nghe tiếng gọi the thé của bà 5 Rằng . Trí rỉ nhanh bên tai tôi:
– Vọt lẹ đi! Làm như tụi mình không nghe tiếng gì hết á!
Tiếng gọi vẫn theo gió đuổi theo 2 đứa tôi:
– Chiêm! Chính! Chính! Về đây cái đã! Mau! Có việc cần lắm! Mau lên!
Trong cái giọng của bà 5, tôi cảm thấy 1 cái gì có vẻ khẩn khoảng dữ lắm . 2 chiếc xe đạp bon đi khá xa rồi, tôi đạp chậm lại, ngập ngừng bảo Trí:
– Hay ta quay lại xem cái gì, anh Trí! Chắc có cái gì thật đấy!
– Không! Cứ việc thẳng tiến! Dì 5 thì cái gì cũng quan trọng hết! Ra chợ mua đồng bạc ớt, 2 đồng mùi tàu cũng cứ … rối tinh lên thôi! Tôi còn lạ gì nữa …
Nhưng lần này thì Trí Gia Cát đã … lầm . Vì nếu chúng tôi nghe bà 5, quay xe trở lại, thì buổi sáng hôm đó, 2 anh em đã tránh được nhiều cái phiền phức và đỡ tốn thì giờ biết bao nhiêu . Nhưng chúng tôi vẫn cứ cắm đầu mải miết đạp đều đều . Trí đã quyết định theo đúng lộ trình đi đưa báo của tôi .
Gạt bỏ ra ngoài, loại trừ tất cả các nữ thân chủ sống độc thân, chúng tôi tập trung chú ý nhằm vào những gia đình gồm tối thiểu 1 người đàn ông . Vào nhà nào, Trí cũng cao giọng đọc bức thư chúc mừng ông Xã Trưởng, xuất trình bản giấy đánh máy, xin chữ ký . “Ông” nào cũng tươi cười vui vẻ và thò bút ký tên và không quyên khen ngợi sáng kiến đặc biệt của 2 anh em tôi . Nhưng cũng có 1 vài chỗ trục trặc, không phải về kỹ thuật mà về … tâm lý . 1 số người không mấy ưa ông Xã Trưởng, lắng tai nghe Trí đọc bức “tâm thư”, ngập ngừng nhưng rồi cũng hạ bút ký đại và “trình diện” dưới mặt tụi tôi … ngón tay cái của bàn tay phải . Không có gì lạ! Cho đến khi tới nhà thầy Linh, Hiệu trưởng trường tôi và Trí . Gặp thầy Linh, đột nhiên Trí và tôi giật thót mình: Ngón tay cái bàn tay mặt của thầy buộc băng trắng kín mít . Thầy tươi cười khen 2 anh em có tinh thần xã hội, biết làm việc công ích . Và thầy đứng lên đi tìm cây viết máy . Trí loáng tia mắt thật nhanh ngó tôi như ngầm nói: Người đàn ông bí mật chúng tôi đang truy tầm … là thầy Linh ? Tóc tôi dựng đứng lên . Tiếng nói chỉ còn phào phào như hơi thở:
– Vô lý quá! Người đàn ông sáng nay đâu có băng nóng tay cái .
Trí nói thật nhanh:
– Ngón tay có bị thương nặng thì cái móng mới đen kịt lại! Biết đâu vết thương đó chẳng mói làm nguy trở lại và cần phải băng nữa! Chiêm cứ yên tâm … Để rồi coi!
Thầy Linh cầm bút máy đi ra . Trí giả vờ lính quýnh xoay tờ giấy cho thầy đặt bút ký tên, rồi rất nhanh anh cố ý đụng mạnh khuỷu tay vào ngón bị thương của thấy Hiệu Trưởng . Thầy Linh “á” to 1 tiếng rụt bàn tay lại, suýt soa . Trí sốt sắng nắm lấy bàn tay thầy xin lỗi và xin thầy để cho anh coi, cột lại ngón tay đau . CT1 lẹ tay tháo cuốn băng, nhấc miếng bông gòn: Quả nhiên 1 vết đứt nằm xéo nơi đốt dưới ngón tay cái của thầy . Nhưng cái móng tay thì lại trơn tru bóng láng, màu hồng nhạt . Tôi thở nhẹ 1 hơi thật dài . Từ xưa tới nay, lòng riêng tôi vẫn 1 niềm mến phục thầy Linh hết sức!
2 anh em líu ríu ngượng nghịu xin phép thầy … rút lui . Trong lòng áy náy không yên vì đã chót lỡ .. nghi ngờ thấy Hiệu Trưởng .
Trí thở ra:
– Vậy là chỉ còn nhà ông Bách là hết đấy!
– Thôi, anh lại đó 1 mình nghe! Tôi không muốn giáp mặt thằng Bình đâu! Sáng nay nó đã gọi điện thoại mà tôi lờ đi đó!
Đột nhiên có tiếng gọi lanh lảnh:
– Chiêm! Chiêm ơi! Chờ tao với!
Quay ngoắc đầu nhìn lại phía sau, tôi thấy thằng Bình đang cắm cổ đạp xe phóng tới .
– Hấp! – Tới nơi, nó vọt lẹ xuống . – Úi chà! Tao đạp xe đuổi theo tụi bay muốn hụt hơi . Tức ghê đi! Sáng nay chút xíu thì gặp được mày ở nhà, Chiêm ạ! Sau đó, tao gọi giây nói sang bên thằng Trí, bà 5 cho biết là tụi mày mới đạp xe đi rồi .
A! Bây giờ thì tôi hiểu vì sao bà 5 đã gọi 2 đứa tôi đến thất thanh lên như vậy .
– Rồi, rồi! Bây giờ gặp được tụi tao đây rồi, có chuyện gì thú vị thì nói đại đi! Chắc mày mới khám phá được 1 cái tàu ngầm biết bay, heng ?
Thằng Bình bực mình ra mặt:
– Đừng nói ẩu, Chiêm! Có điều là mày đã lấy của tao 1 món đồ!
– Lấy đồ của mày ? Á .. mà cái gì mới được chứ ?
– Đồng tiền cổ Hy Lạp của tao đó!
Tôi hét lên, tim đập thình thịch:
– Cái gì ?… đồng tiền cổ …!
Trí đưa đồng bạc ra trước thằng Bình:
– Có phải đồng tiền A-tê-na này không ?
Thằng Bình, mắt sáng rỡ, reo lên:
– A! Đây rồi! Đúng rồi! Sáng nay má tao đã đưa lộn cho mày, lúc mày đi đưa báo đó mà!
Tôi chợt thấy Trí nè nhẹ rung động thân mình, và riêng tôi, tôi cũng cảm thấy đầu óc quay cuồng đảo lộn . Rõ chán! 2 anh em đang lò mò đi tìm lời giải đáp cho bài toán hóc búa, chạy xe hết hơi lên tận Thủ Đức, trong khi đó, lời giải đáp lại … chạy đuổi theo sau chúng tôi … bằng xe đạp! Tôi buột miệng lẩm bẩm:
– Vậy là xong! Nội vụ thế là … xếp!
Tiếng Trí nghe thật êm êm, thật thong thả:
– Chiêm lầm rồi, Chiêm ơi! Phải nói rằng nội vụ bây giờ … mới bắt đầu đó, Chiêm ạ!
Chương 4
Tôi quay lại ngó Trí:
– Cái gì ? Anh nói sao ? Bây giờ mới bắt đầu ? Tôi tưởng chúng mình đã tìm ra xuất xứ, người chủ của đồng bạc cổ đó rồi . Chỉ việc trả lại thằng Bình và bảo má nó trả lại cho tôi 20 bạc là xong, chứ còn gì nữa ?
– Chiêm có lý 1 phần! Nhưng hiện chúng ta vẫn chưa tìm ra tung tích người móng tay cái đen và lý do tại sao ông ta lại có ý chiếm đoạt đồng tiền cổ giả đó ?
Tiếng thằng Bình ngạc nhiên:
– Cái gì! Đồng tiền cổ này … giả ? Trời ơi! Tụi bay có nói giỡn không đó ?
Trí và tôi phải ôn tồn kể lại mọi việc đã xảy ra từ đầu cho tới lúc này, như thế nào cho Bình nghe: Tôi có đồng tiền ấy lẫn trong mớ tiền bán báo, rồi bàn tay lông lá thò vào định chộp và sau chót là việc giảo nhiệm rất khoa học đã đưa đến 1 kết quả: biết được đồng tiền cổ này … là đồ giả .
Bình nói gần như khóc:
– Vậy thì khổ tao rồi! Để dành dụm mãi, 1 năm trời dòng dã mới được 2,000 đồng bạc, giốc ngược heo đất moi hết đem đi mua … định để bán lại tưởng ít nhất cũng được 10, 15 ngàn đấy . Ngờ đâu, trời ơi, thật tao không thể nào ngờ nó lại là đồng tiền giả!
Trí và tôi cũng buồn giùm cho nó . Đột nhiên, Trí bảo:
– Yên trí đi Bình, mày mua ở đâu đem đến đó trả lại đi! Có quyền mà! Mày có quyền trả lại lấy tiền về mà!
– Vậy hả ? À, nếu vậy tao phải đi gấp đòi tiền lại mới được . Không xa đây mấy đâu! Tao mua lại ở tiệm cầm đồ đằng kia kìa, đường Gò Gốm đó . Ừ đúng rồi, tao còn nhớ cả tên ông chủ tiệm cầm đồ đó nữa! 6 Goòng! Ừ phải rồi! 6 Goòng!
Nhìn theo hướng tay thằng Bình chỉ, tôi chợt nhẹ rùng mình vì hướng đó đúng là hướng đi về phía cái quán điện thoại kế bên nhà hàng của anh 3 Đốc . Cái quán điện thoại với bóng người đàn ông bí mật và cái bàn tay lông lá sù sì, cái móng tay cái đen kịt . Mà anh 3 Đốc thì nhỏ con và 2 bàn tay anh thì mịn màng trắng tươi, móng tay hồng đẹp, chỉ còn lại ông 6 Goòng nào đó! 6 Goòng … chủ tiệm cầm đồ, hừ!… Tôi nói to:
– Tiệm của 6 Goòng ở đó hả Bình ? Hừ! Quán điện thoại gần nhà anh 3 Đốc cũng gần đấy . Á, à … biết đâu chừng!… hừ!
Trí cũng gần như reo lên:
– Ừ hay lắm, Chiêm ơi! Ê, Bình, tao cũng khoái coi tiệm cầm đồ lắm mày . Bao giờ mày đem trả lại đồng tiền đó, nhớ rủ tao đi chơi với, nghe!
Thằng Bình sốt sắng:
– Ừ, càng vui! Thôi tụi mình tới đó ngay bây giờ đi! Mới có 3 giờ rưỡi chiều mà, sớm chán …!
Tiệm đồ “lạc soong” ở vào 1 khu phố tồi tàn trong quận Thủ Đức, tầng dưới của 1 căn nhà có lầu lụp sụp . Cửa hàng gồm nhiều ô kính bụi bám từng lớp dầy, đến nỗi phải khó khăn lắm mới đọc nổi hàng chữ:
TIỆM BÁN ĐỒ CŨ
Bên trong ngổn ngang những món đồ tập tàng cũ sỉn như những bức tranh sơn thủy, bình phong tróc sơn, rồi những cái đèn cũ, những pho tượng sứt mẻ, nhiều cái đồng hồ trông thật kỳ dị . Rồi có cả những bộ da, lông thú nhồi bông và nhiều thứ nữa không ai hiểu công dụng là gì .
Bất giác tôi kêu lên:
– Trời ơi! Những món đồ quái quỷ này thì ai mua ?
– Chiêm tưởng thế! Có nhiều tay sẵn tiền ba má, anh chị cho, không biết tiêu dùng vào việc có ích, cứ bạ cái gì cũng mua hết á!
Câu nói châm biếm của Trí đã khiến Bình đỏ mặt . Tay nó chỉ vào 1 tấm biển sơn trắng kẻ chữ xanh, miệng lầu bầu:
– Làm sao tao đoán biết được là tiền giá kia chứ!
Hàng chữ trên tấm biển rõ ràng và dễ đọc:
TIỀN CỔ HY LẠP
từ 2,500 năm trước
($2,000 một đồng)
– Hừ! Đúng là mồm mép … con buôn bịp bợm!
Lòng tôi giận sôi lên . Trí ôn tồn ra lệnh:
– Vào đi Chiêm! Tụi này theo sau!
Tôi lui lại 1 bước, giọng lễ phép:
– Xin mời “Sếp” đi trước!
Trí nguýt tôi 1 cái rồi đưa tay mở cửa . Tôi bám sát anh và Bình đi đoạn hậu .
3 đứa tôi có cảm giác như khi bước vào 1 cái hầm tối tăm ẩm ướt . Nhất là có cả mấy chú dơi thấy động vỗ cánh phành phạch, bay tứ tung . Về phía sau gian hàng “lạc soong” văng vẳng có tiếng búa đập, đôi lúc lại có tiếng sắt thép kêu leng keng . Ngay lúc đó 1 bóng người cao lớn đi qua luồng ánh sáng chiếu hắt lên bức tường cáu bẩn . Tôi buột miệng, tiếng nói hơi run:
– Lão ta … làm cái gì ở phía sau thế không biết!
Trí đưa nhẹ cùi chỏ hích vào hông tôi trong khi tiếng búa đập đột nhiên im bặt . Luồng ánh sáng yếu ớt trên tường cũng biến mất . Bất giác, tôi đưa mắt ngó nhanh về phía sau . Không khí im lặng đặc sệt tưởng chừng có thể lấy dao mà cắt được . Tôi rỉ tai Trí .
– Quái! Lão ta lỉnh đâu mất rồi!
Bình cũng đã tiến sát sau lưng tôi . Nó nói không ra hơi nữa:
– Trong này sao âm u … rùng rợn quá!
Đột nhiên từ phía sau lưng 3 đứa, 1 giọng nói ồm ồm xé tan không khí yên lặng:
– Vào đây làm gì, những thằng lỏi kia ?
Như bị điện giựt, 3 anh em cùng quay ngoắt lại: 1 người đàn ông to lớn, đầu trọc tếu, đôi mắt hấp him, tia nhìn đanh ác, sống mũi dài, khoằm xuống hình như mỏ két, cổ dài nhằng nhăn nhúm khiến ai trông thấy cũng liên tưởng ngay đến cái đầu gớm ghiếc ngất nghiểu trên cần cổ của 1 con kên kên . Trong tay ông ta nắm chắc 1 cái bứa lớn .
Sau hết, Bình lên tiếng:
– Chúng tôi tới đây vì cái đồng tiền cổ ông bán cho tôi đó mà, ông 6 Goòng!
Miệng nói lắp bắp, tay lẩy bẩy chìa đồng bạc Hy Lạp ra, nhưng nó rung quá làm đồng bạc rớt ngay xuồng đất . Trí cúi nhanh xuống lượm lên .
Nưo=`i đàn ông hầm hầm:
– Thế sao ? Đồng tiền đó làm sao ? Hả ?
Tiếng Trí đột ngột cất lên, nghe cũng hơi run:
– Đồng tiền đó là đồng tiền giả!
Đôi mắt ông 6 Goòng đã nhỏ sẵn, giờ đây lại thu nhỏ hơn nữa và tia nhìn còn dữ tợn gấp bội:
– Tụi oắt con chúng bây thì biết thế nào được là thật, thế nào là giả kia chứ, hả!
Tiếng ông ta nói nghe gầm gừ chẳng khác gì chó sửa . To6i nhận thấy Trí đã lấy lại được bình tĩnh:
– Ông 6 à! Xin nói rõ để ông biết rằng, chúng tôi đã xem xét đồng tiền cổ này rất tỉ mỉ, rất cẩn thận và rất khoa học nữa . Mà không phải xem xét bằng mắt thường đâu, ông 6. Chúng tôi đã xử dụng những máy móc khoa học thật tinh vi, và nếu ông 6 cần biết hư thực ra sao thì tôi sẽ xin trình bầy rõ rệt mọi chi tiết …
Ông 6 Goòng đột nhiên thay đổi thái độ, dáng điệu và lời nói đầy vẻ ông hòa và rõ rệt:
– Thôi được! Nếu chú em đã cho biết như vậy thì qua cũng sẵn sàng tin chú em! Được rồi!
Dứt lời, 6 Goòng nhấc tấm áo choàng bên ngoài bằng da, thọc tay vào túi áo trong, móc ra 1 cuộn giấy bạc 200 đồng và 500 đồng thật bự, nhưng nhơm nhếch bẩn thỉu:
– Này đây! Tôi trả lại cho các chú tiền mua đồng bạc cổ đó! Và thôi, bỏ chuyện đó đi, heng .
Tôi đưa mắt lặng ngó ông 6 đếm 10 tấm giấy bạc 200 đồng . Đột nhiên hơi thở trong ngực tôi như nghẹn tắt: Nogón tay cái người đàn ông này chụp kín trong 1 cái bao da, ngón tay cái của bàn tay phải .
Nhẹ nhẹ quay đầu định báo động cho Trí biết, nhưng nhìn mắt anh, tôi hiểu ngay là anh cũng đã để ý cái ngón tay “da” đó rồi, đồng thời Trí liếc ngó tôi thật nhanh và lắc đầu khe khẽ . Tôi hiểu là anh bảo ngầm tôi: “Bình tĩnh! Đừng nói gì hết vội”!
Tiếng ông 6 Goòng:
-Rồi! Đây tiền trả lại các chú đây! Đưa đồng bạc Hy Lạp đó cho tôi!
Dứt lời, ông đặt 2,000 đồng lên mặt quầy và chìa bàn tay to lớn ra chờ nhận đồng tiền cổ .
Đột nhiên Trí cất tiếng rành rọt:
– Rất tiếc, ông 6 à! Trả lại tiền cho chúng tôi, được rồi, chúng tôi xin nhận và cám ơn ông 6! Nhưng chưa hết …!
Thằng Bình “ơ” lên 1 tiếng sững sờ:
– Kỳ vậy! Trí! Còn gì nữa kìa ?
Trí vẫn thản nhiên “nói chuyện” với ông 6:
– Ông 6 à! Hôm nay 3 anh em chúng tôi đến đây, ngoài chuyện trả lại ông đồng tiền cổ làm giả ra, chúng tôi còn muốn nhân danh những người công dân lương thiện, lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ lợi ích chung, xin hỏi ông 6 ba điểm sau đây:
– Cái đồng tềin giả này do đâu ông có ?
– Nó đã được chế tạo tại nơi nào ? … Và …
– Ai đã chế tạo ra nó ?
Cần cổ dài ngoẵng của ông 6 Goòng đỏ ửng và tôi thấy rõ đôi xương quai hàm ông ta bạnh lên, trông lại càng giồng đầu con kên kên đang tiến tới bên 1 cái xác chết chương sình:
– Mấy chuệyn đó ăn chung gì đến mày, hả thằng lỏi này ?
6 Goòng hộc lên như beo gầm:
– Tao mua nó ở đâu mặc tao, mày hỏi làm gì ? Chỉ biết là chúng mày không muốn mua nữa, trả lại tao thì tao hoàn tiền lại! Có thế thôi! Rắc rối cái gì ? Đưa đây, mau lên!
Trí vẫn thản nhiên, giơ đồng tiền ra trước mặt người đàn ông:
– Ấy, ấy! Ông 6 bình tĩnh chút đi! Cần gì phải tức giận như vậy . Ông 6! Chúng mình đều là những công dân lương thiện cả, do đó tôi nhhĩ rằng ông 6 sẽ sẵn sàng cho anh em chúng tôi biết qua chút síu tin tức về cái đồng tiền giả này ….
Đột nhiên tôi thấy ngay rằng Trí hớ hênh quá, đồng tiền nơi tay anh chỉ còn cách bàn tay của người đàn ông dễ sợ kia có mấy phân tây . Mà đôi mắt ti hí của 6 Goòng, liếc thật nhanh, cũng đã nhận thấy rõ như thế . Tôi linh cảm là thế nào ông cũng chộp nó bất thình lình . Bất giác buột miệng, tôi khẽ kêu:
– Coi chừng . Trí!
Chậm mất rồi, bàn tay ngón chuối mắn của ông 6 đã vút nhanh như 1 lưỡi kiếm tuốt ra khỏi vỏ .
Ông ta đã nhanh, Trí lại nhanh hơn! Anh thụt bàn tay lại lẹ như ánh chớp xẹt . Bàn tay 6 Goòng lỡ trớn, văng đụng góc tủ buýp phê kêu 1 cái “cộp” . Người đàn ông rú lên:
– Úi cha! Chết rồi! Đau quá, trời ôi! Ông ta vẹo hẳn người đi, ôm chặt bàn tay phải, mặt mũi nhăn nó, miệng suýt soa:
– Ối! Ối! Đau quá! Ngón tay của tôi! Đụng đau quá!
Lúc đó tôi mới nhận ra cái mánh lới tuyệt vời của “sếp”. Anh đã đoán biết trước tất cả, nhưng cứ tảng lờ . Quả nhiên 6 Goòng đã bị hố to . Ông ta hối hả gỡ cởi cái dây cột túi da bao ngoài ngón tay cái bị thương . Tôi đưa mắt nhìn Trí . 1 nụ cười kín đáo phớt nhẹ trên làn môi tươi . Tia nhìn anh dõi thẳng cái bao da nơi bàn tay phải của 6 Goòng đang được nới dây cột, đã bắt đầu nhúc nhích . Chưa được nửa phút sau, chúng tôi đã trợn tròn mắt đứng sững như trời trồng: Người dàn ông bí mật có cái móng tay đen nơi ngón tay cái bàn tay bên phải, chính là …. 6 Goòng!
Chương 5
Mắt mở lớn, tôi ngó trừng trừng cái móng tay đen kịt của 6 Goòng . Bất giác toàn thân run lên nhè nhẹ, khi chợt hồi tưởng cái bàn tay lông lá, cục cựa, bò vào quán điện thoại và sự thất đảm đã trải qua …
Vậy là … tụi tôi đã tìm ra kẻ khả nghi số 1. Nhưng rồi sao? Còn 1 lô vấn đề cần phải giải quyết đây!
Đâu đã hết! Như: Tại sao ông 6 Goòng lại thiết tha hết sức đoạt lại đồng tiền cổ đó, dù đã biết nó là thứ đồ giả? Tại sao ông ta cố ý dấu xuất xứ của đồng tiền đó? Ông ta muốn che chở dấu diếm cho 1 người nào đó, và tại sao!
Tôi cứ loay hoay với những cái “tại sao” đó mãi, trong khi Trí đã ngang nhiên bắt tay vào tấn công bài toán khó. Anh nói với ông 6 Goòng:
– Chết chửa! Tôi vô ý quá đã làm ông 6 bị đau! Quả tình không cố ý! (Câu này nhất định “sếp” tôi đã nói xạo). Thôi, ông 6 à! Để cho hết rắc rối trong vụ này, xin mời ông 6 cùng anh em chúng tôi tới nhờ cảnh sát giải quyết dùm cho đi!
– Ồ, việc có quái gì đâu mà phải phiền phức thế ? Kéo tới Cảnh sát thì cũng vậy thôi! Cũng đến bảo tôi phải trả lại các cậu tiền là hết đất . Mà tiền thì tôi sẵn sàng trả lại cho các cậu đây, ngay bây giờ. Mất công đến bót Cảnh sát làm cái khỉ khô gì?
Lời nói của 6 Goòng coi bộ có lý quá. Quả có thế! Cảnh sát thì cũng chẳng có thể buộc ông ta làm cái gì hơn! Nhưng, tôi vẫn tin rằng “sếp” của tôi thế nào cũng có 1 miếng đòn gì khác lạ. Quả nhiên:
– À! Nếu vậy thì ông 6 chưa hiểu rõ cặn kẽ vấn đề! – Giọng nói của Trí nghe có vẻ lừng khừng. – Ông 6 chưa xét kỹ mọi khía cạnh về việc này. Thật ra anh em chúng tôi còn định báo cho Cảnh sát biết rằng … chính ông đã toan tính … ăn trộm.
– Toan tính ăn trộm! Sắc mặt 6 Goòng tái hẳn đi, thấy rõ, – Cậu nói gì kỳ vậy?
– Có gì đâu mà kỳ, ông 6! – Trí giơ tay chỉ tôi. Chính ông sáng nay đã định lấy trộm đồng tiền cổ của người bạn tôi tên là Chiêm đây tại quán điện thoại, bên gian hàng của anh 3 Đốc mà!
Rồi chỉ thẳng vào ngón tay cái bị thương, móng đen sì của 6 Goòng, CT1 dõng dạc như Quan Tòa buộc tội:
– Kẻ trộm đó cũng có móng tay cái bên phải đen kịt như cái móng kia, ông 6 à!
– Hừ! Như vậy đâu đã đủ bằng chứng để kết án gán tội? Sáng nay tôi đâu có tới gian hàng của anh 3 Đốc! Cậu lầm rồi!
Quả thật cái bằng chứng này cũng hãy còn mơ hồ lắm. Làm sao bây giờ đây? Đột nhiên trong óc tôi lóe lên 1 mưu mẹo. Xưa như trái đất, nhưng vì kẹt quá, tôi vẫn cứ mang ra xài đỡ:
– Ồ! Ông 6 sao lại nói thế được nhỉ? Tôi đã trông thấy rõ ràng ông 6 tới nhà anh 3, rồi vào phòng điện thoại công cộng ngay sát bên căn của tôi mà!
– Xạo! Ông 6 Goòng hét lên, – chú nhỏ không trông rõ mặt làm sao lại dám nói quyết là tôi? Lúc đó tôi xây lưng ra phía cửa phòng và …
6 Goòng đột nhiên biết mình lỡ lời, sa vào bẫy rập, nên ngừng ngay lại không nói thêm tiếng nào nữa. “Sếp” của tôi khoái lắm, nhưng giọng nói vẫn từ tốn, điềm nhiên:
– Ông 6 đã tới phòng điện thoại bên nhà ông 3 Đốc! Ông làm ơn cho biết: ông tới đó làm gì?
Mặt mũi 6 Goòng coi bộ bí sị, bèo nhèo như 1 quả banh của con nít sì hết hơi. Đã chót lỡ miệng vướng bẫy rồi, ông hết đường chối cãi, đành khai thật:
– Tôi cần gọi điện thoại cho 1 khách hàng! Và trong khi nói chuyện thì chợt nghe nơi căn sát bên có tiếng ai nói léo séo. Lời lẽ đối thoại nghe có vẻ là của 1 tay thám tử, luôn luôn tự xưng là CT3 và báo cáo cho sếp về việc 1 đồng tiền cổ Hy Lạp rất kỳ lạ, cần phải mở cuộc điều tra v.v…
Tuyệt quá! 6 Goòng cũng phải công nhận lối nói chuyện của tôi có vẻ thám tử lắm. Khoái trí quá, tôi đứng thẳng người lên ưỡn ngực, quắc mắt chiếu tia nhìn thẳng ngay mặt kẻ tình nghi. 6 Goòng rút mùi xoa trong túi ra lau mồ hôi ướt đẫm trên trán, rồi nói tiếp:
– 1 lúc sau, tôi đã biết được là tay thám tử nọ cùng ông sếp của y nói về 1 đồng tiền cổ do chính tay tôi đã bán cho chú nhỏ kia! – Ông ta giơ tay chỉ thằng Bình.
– Rồi sao nữa?
– Rồi là tôi đâm hoảng hốt, muốn lấy lại đồng tiền đó cho phi tang đi để khỏi bị rắc rối với cảnh cát!
Liếc nhanh mắt, tôi thấy Bình cứ há hốc miệng ra mà nghe chuyện. Trong thâm tâm tôi ngấm ngầm sung sướng, tự nhủ lòng:
“Thế là Bình từ nay phải phục tôi sát đất!”
CT1 cất tiếng nói nghe như 1 làn roi quất vụt:
– Bất kể lý do nào ông nêu ra, ông vẫn bị buộc đã phạm vào tội “mưu toan lấy trộm”. Vậy, nếu ông không chịu nói cho chúng tôi biết do đâu ông có được đồng tiền Hy Lạp giả kia thì … nhất định phải trình Cảnh sát!
Đôi mắt 6 Goòng nheo lại trông chỉ còn nhỏ bằng cái tăm, tia nhìn lọt ra coi thật dữ dội, nhưng đột nhiên đường môi mỏng rộng ngoác của ông ta nhếch 1 nụ cười. Tôi liên tưởng ngay đến 1 loại kỳ nhông có cái khả năng đặc biệt thay đổi được màu sắc trên thân mình tùy theo ý muốn.
– Thôi được! Các chú nhỏ! Các chú đã thắng cuộc! Tôi xin chịu thua! Để tôi nói các chú biết do đâu tôi có được đồng tiền giả đó!
6 Goòng im lặng tới vài phút. Rõ rệt là ông ta bắt óc làm việc ghê gớm lắm để tính kế. Đột nhiên người đàn ông nổi giận đùng đùng:
– Được! Để tôi dẫn các chú đến tận nhà thằng cha lưu manh này! Đi! Kệ thây nó! Việc gì tôi lại cứ phải che chở cho nó để rước họa vào thân nhỉ? Nó hại tôi quá mà! Hừ! Để nó nói chuyện với các chú nhỏ!… Chờ đó đi! Các chú em! Chờ đó! Tôi vào lấy cái áo rồi đưa các chú đi gặp cái thằng cha lường gạt này ngay bây giờ!
Dứt lời, 6 Goòng lui vào phía sau gian hàng. Tôi lợi dụng ngay mấy phút giây ngắn ngủi đó để rỉ tai Trí khen tặng anh mấy câu. Nhưng “sếp” tui lại tỏ vẻ ưu tư ra mặt:
– Mình cũng chưa chắc là tay 6 Goòng đã nói hết sự thực!
– Vậy ra hắn còn dấu chúng ta 1 vài điểm gì đó?
Trí nhẹ nhún vai và không nói thêm tiếng nào nữa.
6 Goòng đi vào phía trong lâu lắm không thấy ra. Tôi băn khoăn tự hỏi: “Chỉ choàng cái áo ngoài vào thôi mà làm gì phải lâu đến thế?” À kìa! Ông ta đã ra kia, trên môi nở nụ cười. Nụ cười ấy chẳng khiến ai vui vẻ, trái lại nó càng làm tôi phải để tâm đề phòng. Gã 6 Goòng này đã bị bắt quả tang phạm vào 2 tội: Nói dối và mưu toan ăn trộm đồ vật của người khác. Giờ đây hắn còn định giở trò gì nữa?
Chương 6
Nhưng lạ thay, ông Sáu Goòng không giở trò gì hết . Trái hẳn thế, ông còn đưa thẳng chúng tôi tới phố Bích Câu, nơi buôn bán sầm uất nhất của quận Thủ Đức . Ông ta dừng chân trước 1 cửa tiệm nhỏ . Trên cửa kính kẻ 1 hàng chữ bằng sơn trắng:
DANH ĐIỀM
Mua bán tem cũ, tiền cũ .
Sáu Goòng lên tiếng:
– Đây rồi!
Trí, Bình và tôi dựng xe đạp vào tường rồi theo chân ông Sáu bước vào trong gian hàng . Bên trong sáng sủa, sạch sẽ, xếp đặt thật gọn ghẽ . Tem và đủ loại tiền cổ xưa xếp ngay hàng thẳng lối trong các ô kính kê giọn 1 cách khéo léo . Tại 1 cái bàn nhỏ đặt nơi cuối dãy ô kính, 1 người đàn ông ngồi trên ghế đang săm soi ống kính hiển vi lên mấy cái tem thư . Thấy có khách vào, ông ta đứng dậy tiến ra, và tôi nhận thấy nước da ông ta rất xanh . Bộ quần áo rộng thùng thình khoác ngoài cái thân hình nhỏ thó mảnh mai khiến tôi nghĩ ngay “chắc ông chủ mới bị gầy sút thời gian rất gần đây”. Tiếng nói của ông lại có 1 cái giọng trẻ trung không ai ngờ được:
– A! Chào ông Sáu Goòng! Mạnh giỏi ông Sáu ? — Và hướng nụ cười tươi về phía chúng tôi — Các cậu nhỏ đâycũng đi cùng với ông Sáu ?
Các “cậu nhỏ” lạnh lùng chỉ sẽ nghiêng đầu cho phải phép, đồng thời đưa 3 cặp mắt nhìn trừng trừng ông chủ tiệm . Tiếng ông Sáu Goòng vang lên:
– Đúng rồi! Ông bạn Danh Điềm! Tụi nhỏ này đi với tôi đó! — Và hướng về Trí, ông Sáu hất hàm — Ê nhỏ, đưa cho ông ta đồng tiền đi mày!
Trí không để giục đến lần thứ hai, và ông Danh Điềm đón lấy đồng bạc cổ đưa ra chỗ sáng xem xét, rồi cười vui, ông nói với Sáu Goòng:
– À, đúng rồi, đúng là đồng tiền Hy Lạp tôi mới bán cho ông tháng trước đây mà!
Trí đưa tia mắt ngạc nhiên nhìn tôi . Vậy thì ra ông Sáu Goòng đã nói thật . Ông đã mua đồng tiền ấy ở tiệm này .
Ông Danh Điềm vẫn tươi cười ngắm nghía đồng tiền cổ:
– Đẹp, đẹp thật, ít có loại tiền nào đúc đẹp như loại tiền Hy Lạp này!
Tiếng ông Sáu Goòng bỗng vang lên như tiếng quát:
– Phải, đẹp, đẹp lắm! Có đẹp mới là đồ giả! Đồ giả mới đẹp chứ đồ thật làm sao đẹp được! Ông bạn lừa gạt người ta thật tài! Tôi chịu ông đấy!
Ông chủ tiệm Danh Điềm đỏ mặt tía tai, 2 bàn tay run rẩy thấy rõ . 2 hàm răng ông cắn chặt vành môi như cố gắng níu giữ cho tâm hồn được bình tĩnh . Tiếng ông nói nghe vẫn ông nhu hòa nhã:
– Ô kìa, ông Sàu! Bình tĩnh chút đi, rồi đâu có đó mà, ông Sáu! Cứ để từ từ cho tôi xem lại chút đã nào .
Sáu Goòng đối khẩu chua như dấm:
– Thì cứ việc xem lại đi! Xem cho kỹ nào! Nó đã là đồ giả thì xem cách nào nó cũng vẫn chẳng thật được! Xem đi!
Ông Danh Điềm tiến lại phía bàn giấy hồi nãy, soi kỹ đồng tiền dưới ống kính hiển vi .
Trí nói khẽ vào tai tôi:
– Để ý theo dõi nghe, Chiêm .
Tôi nghĩ bụng: “Khỏi phải dặn”. Rồi đưa mắt theo dõi, không những ông Danh Điềm mà cả ông Sáu Goòng hiện đang đứng ngay sau lưng tôi, đang đưa mắt ngắm nhìn các ô kính . Vẻ mặt ông ta hầm hầm và móc mùi xoa trong túi ra chùi tay . Chắc ông Sáu đã mó phải cái gì dính bụi . Đúng lúc Sáu Goòng đút mùi xoa vào túi thì ông Danh Điềm trở lại phía chúng tôi . Nét mặt ông ngơ ngác:
– Kỳ thật! Ông Sáu à! Đồng tiền này đúng là đồng tiền giả, không còn cãi vào đâu được nữa! Nhưng có 1 điều là không phải đồng tiền mà tôi đã bán cho ông tháng trước!
Sáu Goòng thản nhiên:
– Khoan, khoan! Ông bạn! Ông nhớ giùm cho rằng tôi đã mua đồng tiền này tại đây, cửa tiệm của ông . Chính ông đã cam đoan với tôi là tiền thật và tôi đã tin lời ông . Sau đó, mới tuần qua đây tôi đã bán lại cho cậu nhỏ này! — Sáu Goòng giơ tay chỉ tên Bình .
Bình đứng thẳng người lên, có vẻ quan trọng:
– Đúng như thế! Tôi đã mua đồng tiền cổ này của ông Sáu Goòng với giá 2 ngàn đồng bạc đó . Tất cả món tiền để dành suốt 1 năm trời đó!
– 2 ngàn đồng! — Tiếng nói của ông Danh Điềm có vẻ ngạc nhiên tột độ, — Ông đã mua của tôi với giá 2 ngàn rưỡi kia mà, ông Sáu . Sao ông lại bán cho chú kia 2 ngàn đồng là thế nào ?
Sáu Goòng gầm lên:
– Thì đã sao chưa ? Cần tiền thì bán lỗ vốn đấy, có sao không ? Bộ tội tử hình đó chắc ?
Giọng nói ông Danh Điềm thật thiểu não:
– Đâu có! Đâu có! Ông bạn có thể đem đi cho không người ta cũng còn được nữa mà!
Sáu Goòng vẫn hầm hè:
– Thôi! Không nói nhiều! Ông trả lại tiền cho tôi đi, nếu không …
Ông Danh Điềm run rẩy liệng đồng tiền cổ lên mặt quầy hàng đoạn cũng la lên:
– Lẽ đâu ông lại buộc án gán tội cho tôi 1 cách ngang xương như vậy, ông Sáu ? Ông phải nhớ rằng mọi loại tiền cổ, khi đến tay tôi là hết thảy đều được xét lại kỹ càng trước khi mua để bày bán lại cho những người sưu tầm tiền cổ . Ngay đến cả từng cái tem 1 tôi cũng không hề sơ xuất . Và tôi dám bả đảm với ông Sáu: Đồng tiền cổ Hy Lạp tôi đã bán cho ông là tiền thật 100%. Giờ đây ông kiếm ở đâu ra cái đồng tiền giả này đem đến đổ vấy cho tôi . Xin lỗi! Cho phép tôi khỏi cần biết tới vụ này!
Sáu Goòng mặt đỏ tía, tức giận đến sùi cả bọt mép:
– Này ông Danh Điềm! Quả thật ông chỉ là 1 tay lưu manh trộm cắp . Tôi đã nhân nhượng, dành cho ông 1 lối thoát, nghĩa là chỉ có việc trả lại tiền là xong, tôi sẵn sàng xóa bỏ hết . Vậy mà ông còn không muốn . Giờ đây chỉ còn 1 cách: Đến chỗ phải trái .
Dứt lời, Sáu Goòng hầm hầm bước ra khỏi cửa tiệm . Ông Danh Điềm da mặt đã xanh, giờ đây lại trắng nhợt như tờ giấy . Ông cứng lưỡi không nói nên lời . Đưa tay thọc nhanh vào túi áo, ông móc ra 1 ve thuốc, dốc 1 viên đưa vào miệng . Tôi biết ngay rằng ông Danh Điềm hiện đang ốm đau chưa lành . Tôi cảm thấy lo lắng và băn khoăn tự hỏi xem nên nán lại hay nên rút lui . Chưa kịp quyết định dứt khoát thì Sáu Goòng đã trở lại, dắt theo 1 nhân viên Cảnh sát . Chưa ai kịp làm gì, Sáu Goòng đã liến láu, tay chỉ thẳng ông Danh Điềm:
– Thưa ông Thẩm Sát viên, đây là tên lường gạt! Hắn đã bán cho tôi 1 đồng tiền cổ giả rồi không trả lại tiền tôi!
Nhân viên công lực thong thả rút quyển sổ tay bọc bìa da và 1 cây viết máy; ông quay lại nhìn Sáu Goòng:
– Ông cho biết đầu đuôi nội vụ ra sao! Lẹ lẹ lên 1 chút!
Sáu Goòng miệng lưỡi thật lanh, tóm tắt rất gọn mọi diễn tiến đã xảy ra về vụ đồng tiền cổ giả, nhưng ông ta dấu nhẹm hẳn việc ông định nẫng trộm đồng tiền đó tại phòng điện thoại, gần nhà hàng anh Ba Đốc . Nghe kể chuyện xong, người Cánh sát lên tiếng:
– Thôi được rồi! Thôi được rồi thằng nhỏ Bình kia có mặt tại đây, vì lý do gì thì tôi đã biết! Nhưng còn 2 chút kia, các chú là ai ?
Tôi bộp chộp:
– Dạ thưa …
Tôi định nói thật chúng tôi là 2 thám tử tư . Nhưng chưa kịp phát ngôn, thì Trí đã hích nhẹ cùi chỏ vào bên hông và anh cướp lời:
– Xin lỗi ông Thẩm sát viên, ông cho phép chúng tôi tự giới thiệu: Chúng tôi là bạn của Bình . Ngày hôm nay chúnt tôi theo y tới đây để nhờ pháp luật phân xử .
Trong khi “sếp” của tôi còn mãi đối thoại với nhân viên công lực thì Sáu Goòng hầm hầm đi đi lại lại trong căn tiệm, chân ông ta dặt bước nện xuống sàn thình thình, tia mắt nhìn gườm gườm ngay mặt ông Danh Điềm ốm yếu . Rồi đột nhiên có tiếng la của ông Sáu:
– Ái cha! Trời ơi, đau quá xá! Úi cha … chếc cái cẳng tôi rồi, trời! Này ông Danh Điềm! Cửa hàng cửa họ của ông sao mà lủng cà lủng củng, kê giọn gì đâu kỳ vậy . Chết chân người ta rồi còn gì!
Mọi người quay đầu lại nhìn vào chân ông Sáu . Quả thật có 1 cái học dưới quầy nhô dài ra và ông Sáu vô ý va gióng chân vào bị …ng khá đau . Mặt nhăn nhó, Sáu Goòng cúi khom người đưa tay xoa xoa ống cẳng liên hồi .
Có tiếng Trí:
– Để tôi đóng nó lại giùm cho!
Vừa dặt tay vào miệng hộc sử soạn đẩy nó vào, đột nhiên “sếp” khựng lại:
– Á, á … kỳ quá ta! — Dứt lời, anh thọc tay vào ô hộc … lôi ra 2 thanh sắt .
Người cảnh sát trừng mắt:
– Sao ? Cái gì vậy ? 2 thanh sắt ấy là những cái gì vậy ?
Tiếng Trí:
– Phiền ông thử ngó qua nơi đầu 2 thanh sắt này coi!
Tôi cùng tất cả mọi người xáp lại gần thì thấy rõ nơi đầu 1 thanh có trạm trũng xuống: hình 1 con cú và bên dưới rành rành 3 chữ lộn ngược A O E . Còn đầu thanh sắt kia … rõ ràng có hình trũng sâu của 1 … chiếc mũ sắt .
Bàn tay Trí quơ nhanh đồng tiền cổ trên mặt quầy . Anh nhẹ nhàng đặt đồng tiền vào 2 cái khuôn tròn trên đầu 2 thanh sắt . Đồng tiền lọt thỏm vào khuôn vừa khít . Nhân viên cảnh sát trợn tròn đôi mắt ngó “sếp” tôi . Miệng ông ta há hốc … không nói được tiếng nào .
Trí cất giọng dõng dạc, như khi anh khởi đầu 1 bài thuyết trình:
– Thưa quý vị! Chúng ta đã nắm được trong tay … bộ khuôn đúc đồng tiền cổ Hy Lạp đây rồi!
1 trái lựu đạn nổ ngay giữa gian hàng cũng chưa chắc đã gây ra được 1 quang cảnh như hiện tại . Mọi người ai nấy đứng chết sững như đã biến thành tượng đá . Nhưng Sáu Goòng là người thức tỉnh trước hơn ai hết . Y reo lên:
– A ha! Các ông đã tin lời tôi chưa, hả ? Thấy chưa, chứng cớ rành rành ra đó! Hết đường chối cãi nhé, hà! … Đồng tiền giả kia … đã được làm ra tại đây! Rõ rệt rồi nhé!
Sắc mặt ông Danh Điềm nhợt nhạt trắng bệch như tấm vải trải giường . Đôi mắt như bật ra khỏi tròng, ông nhìn trùng trùng 2 cái ô khuôn đúc ở 2 thanh sắt mà lẩm bẩm nói gì không ngớt . Lắng tai chú ý lắm, tôi mới nghe loáng thoáng:
– Kỳ lạ! Kỳ lạ! 2 cái khuôn đúc đó! ở đâu ra thế ? Ở đâu ra ?
Có 2 giả thuyết: 1, ông Danh Điềm đóng kịch rất tài . 2, ông hiện là người đau khổ nhấ trên đời . Nhưng trong cả 2 trường hợp, ông đều không hy vọng thoát khỏi tù tội . Ông đã bị mọi người bắt được tang vật trong hộc tủ tại quầy hàng của ông .
Chợt có tiếng trẻ con phía sau lưng . Tôi quay lại: Cánh cửa ra vào bị đẩy bật tung ra . Bóng 1 chú bé mặt quần xanh, áo sơ mi trắng, như gió cuốn lao vào giữa chúng tôi đứng . Nhìn lại thì là 1 chú bé con chừng 10 tuổi, đầu đội 1 chiếc mũ lưỡi trai . Chú bé ôm lấy tay ông Danh Điềm:
– Ba! Tốt chứ ba! … Cái gì vậy, ba ?
– Tốt, tốt … không, không! Có gì đâu con, Thơ à! Có gì đâu! Ba đang nói chuyện với mấy ông khách hàng đó thôi mà .
Nét mặt bé Thơ còn đầy vẻ ngơ ngác bán tín bán nghi . Lại thêm tiếng của Sáu Goòng với cái giọng đắc ý nói huỵch toẹt cho chú bé biết 1 sự thựa tàn nhẫn:
– Có gì đâu, chú nhỏ! Chỉ có ba em vừa mới bị bắt quả tang về tội đúc tiền giả thôi mà . Có gì đâu! Hà hà!
Chú bé tên Thơ hét lên:
– Không, không! Ông nói láo! Ba tôi không làm bậy bao giờ! Các ông làm gì bắt ba tôi được!
Sáu Goòng trề môi:
– Thật không ? Thế cái gì đây ? Đó, 2 cái khuôn đúc tiền giả của ba mày đó! Không có chú gì kia thì đố ai tìm ra được đó!
Tia mắt của chú bé Thơ nhìn theo ngón tay chỉ của Sáu Goòng gặp đôi mắt Trí . “Sếp” tôi bất giác đỏ bừng mặt vì hổ thẹn dưới tia nhìn đầy oán hận của chú bé . Tôi có cảm tưởng, nếu có thể thì Trí đã độn thổ ngay lập tức để tránh đôi mắt thiên thần nổi giận đó . Anh lúng túng:
– Ô! Tôi … a … vì tình cờ ngó vào ngăn hộc … tình cờ … a … thấy …
Bé Thơ nghiến 2 hàm răng:
– Vậy đó hả ? Anh tình cờ mà lại đi ngó vào hộc tủ của người khác, hả ?
Câu nói vừa dứt, cậu bé đã vung nắm tay lên quất xuống thật lẹ . Cú đấm có thể làm Trí ngã sóng soài nếu anh không phản ứng kịp bằng cách hụp nhanh đầu xuống né . Và khi Trí né kịp, tất nhiên người nào đứng sát sau lưng anh … lãnh đủ . Quả đúng như vậy! Người luôn luôn bám sát sau lưng “sếp” còn ai nữa ngoài điệp viên CT3 … Tôi lãnh trọn quả thôi sơn của chú bé Tặc Dăng nổi giận, nằm bò càng ra đất . Chống tay nhốm người đứng phắt dậy, tôi lao vào thằng oắt con định nện cho nó 1 chầu, nhưng chưa kịp thì đã bị nhân viên cảnh sát giữ chặt lấy cổ áo . Trí hoảng hốt la lên:
– Chiêm, bình tĩnh lại đi, Chiêm! Chịu đựng 1 tí mà! Đừng có đập nhau với chú ấy!
Tôi còn ức lắm:
– Tại sao lại không đập ?
“Sếp” tôi nói nhanh:
– Vì chú ấy là … con gái! Coi kìa!
Tuân lời “sếp” tôi ngó theo và thiếu điều bật ngửa người . Cái mũ rớt từ lúc bé Thơ động thủ để lộ mớ tóc dài mịn như tơ cột theo kiểu đuôi ngựa . Tôi ngơ ngác:
– Con gái! Con gái sao lại đội mũ “dô kề”?
Cô bé tên Thơ quắc mắt:
– Cho nó tiện, được không ? Mà dù có là con gái, đây cũng dư sức chấp cả bọn anh đó!
Dứt lời cô bé lại chồm tới, nhưng ông thẩm sát viên Báu đã kịp can ra:
– Thôi đi! Bọn nhỏ này! — Ông quay ngó mấy người lớn — À việc này quan trọng lắm! Tôi không đủ thẩm quyền giải quyết đâu! Cảm phiền các vị theo tôi tới trình diện ông Biện Lý, đi!
– Ông bắt giữ tôi, thưa ông thẩm sát viên ? — Ông Danh Điềm cất giọng thiểu não hỏi người cảnh sát . Bàn tay trắng xanh của ông đặt lên vai cô con gái nhỏ như 1 cụ già tựa thân mình mệt nhọc lên chiếc gậy chống .
– Ông Danh Điềm thông cảm giùm tôi . Không bao giờ tôi nở bắt giữ ông, nếu tôi đủ thẩm quyền . Kẹt 1 điều là đã xảy ra việc đánh lộn và việc phát giác tang vật của 1 trọng tội . Vậy bắt buộc phải mời các ông đi theo tôi tới Biện Lý cuộc . Cả các chú nhỏ kia cũng vậy! Các chú là những nhân chứng!
Thế là mấy phút sau đó, chúng tôi đã thầt thiểu lê bước dắt xe đạp, đi trên con đường tới Biện Lý cuộc .
Vừa đi, tôi vừa phân vân tự hỏi chẳng hiểu ông Biện Lý sẽ xét nét chúng tôi thế nào ? Không biết ông có yêu hay ghét tụi con nít, nhất là tụi con nít học đòi làm thám tử … Nguy thật! Biết đâu ông Biện Lý lại chẳng bực mình vì tụi trẻ lộn xộn, ký giấy tống giam cả lũ thì thật … chết .
Chương 7
Té ra mọi giả thuyết của tôi đều sai bét cả . Tôi đã lầm tất cả mọi điểm về ông Biện Lý Nguyễn Bảo Kỳ . Giờ đây tôi mới biết ông là người thật giỏi giang và giàu lòng nhân ái . Ông quyết định mở cuộc điều tra, nhưng vẫn cho ông Danh Điềm được tự do thong thả . Ông lại còn buộc Sáu Goòng phải trả lại 2 ngàn đồng cho thằng Bình . Ông Sáu Goòng tức lắm, nhưng luật pháp bắg ông phải tuân theo .
Cả bọn ra tới ngoài sân cuộc biện lý . Lòng tôi thơ thới nhẹ nhõm kho6ng thể tả . Sáu Goòng ném về phía tụi tôi 1 cái nhìn căm hận trước khi bỏ đi . Còn cô bé Thơ thì nắm tay ngó tôi dứ dứ . Ông Danh Điềm choàng tay vào vai con gái yêu, đặt những bước chân không vững . Tôi chắc rằng nếu không vướng bận nâng đỡ người cha thân yêu, cô bé đáo để kia thế nào cũng lại nhẩy xổ đến uýnh lộn với tụi tôi 1 chầu nữa! Eo ôi! … Con gái con đứa gì mà khiếp thế .
Thằng Bình lấy lại được đủ số tiền để dành có vẻ khoái lắm . Cứ đưa mắt nhìn Trí mà thán phục ngấm ngầm . Và trước khi chia tay, “sếp” tôi bắt buộc nó không được bép xép cái miệng, mà phải giữ bí mật mọi việc .
– Ê, Bình à! Tóm lại, thì hiện giờ thì chúng mình chưa thể biết được có đúng ông Danh Điềm là thủ phạm trong vụ làm tiền giả này hay không! Phải chờ ông ông Biện Lý quyết định đã . Vậy cần phải tuyệt đối giữ bí mật, nghe!
Thằng Bình nói lời hứa danh dự . Trước mắt nó, giờ đây, Trí là 1 vị anh hùng và mỗi lời phát ngôn của anh, đối với nó, là 1 lời truyền phán linh thiêng .
Khi 2 anh em đạp xe trên con đường đi về cổng xe lửa số 6, tôi hỏi Trí:
– Anh có ý nghĩ như thế nào mà lại tuyên bố là “chưa biết ông Danh Điềm có đúng là thủ phạm trong vụ làm tiền giả này hay không?” Tang vật rành rành ra đó rồi còn gì ?
– Thì ai chẳng biết! Nhưng có điều là những cái khuôn tiền giả ấy xuất hiện đúng chỗ và đúng lúc quá! Và chính cái sự “đúng quá” nó khiến tôi nghi ngờ sự phạm tội của ông Danh Điềm … có thể không phải là sự thực!
Thành thực mà nói, riêng tôi thì tôi đâm ra hoang mang không còn hiểu ý nghĩ của Trí ra sao nữa . Lái xe đạp hết cả tỉnh táo, đến chỗ rẽ vào đường đi vào nhà, suýt nữa thì tôi cứ lao xe đi thẳng .
Tiếng Trí:
– Theo tôi nghĩ, 1 người đã đủ tài đúc được tiền giả thì không khi nào lại ngây thơ dại dột đến nỗi hớ hênh đem để bừa bãi những tang vật có thể hại mình ngay trong cửa hàng … tại 1 chỗ khơi khơi ai cũng dễ dàng nhìn thấy được như thế! Chưa hết! Còn cái ngăn kéo nữa! Nếu cái ngăn kéo ấy đã được mở từ trước, hừ! Ngăn kéo của 1 cái quầy hàng nằm chình ình giữa nhà như thế, sao không 1 ai trông thấy cả ? Mà lại mãi đến khi có sự hiện diện của 1 ông cảnh sát … cái ngăn kéo mở toang hoác đó mới bị phát giác ?
– Thì chính anh đã phát giác 2 thanh sắt khuôn đúc tiền giả đó chớ còn ai nữa!
– Quả có thế! Tôi không hcối cãi điều đó! Nhưng tôi nghĩ rằng ai đó đã lẹ tay kéo cái ngăn hộc đó ra với 1 chủ ý rõ rệt sau khi đã nhét vào trong đó 2 thanh sắt khuôn đúc tiền kia … để lại người .
Tôi buột miệng la lên:
– Vậy thì ai đã đặt để 2 thanh sắt ác hại kia vào đó ? chắc không phải là anh, tôi hay thằng Bình rồi! Và nếu không phải là ông Danh Điềm thì còn ai vào đây nữa … ngoài tên Sáu Goòng ? Rắc rối nhỉ!
“Sếp” tôi lơ dãng nhắc lại như 1 tiếng vang:
– Ờ! Ngoài Sáu Goòng ra, thì còn ai vào đáo nữa!
– Vậy thì theo ý anh, chúng ta dã làm 1 người vô tội bị tù oan ? – Miệng hỏi mà lòng tôi xôn xao áy náy vô cùng .
– Không! Hiện thòi ông Danh Điềm chưa bị giam cầm gì hết! Và nếu chúng mình hoạt động tích cực 1 chút, chúng ta sẽ minh oan được cho ông trong ngày xử án . Nhiều việc gấp lắm đó, nghe CT3 . Vậy sáng mai CT3 đến gặp tôi đi, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cặn kẻ vấn đề rồi đặt chương trình hành động, nghe!
Trả lời CT1, giọng tôi yếu sìu:
– À, à! Ngày mai chủ nhật đấy! Chắc tôi bị kẹt quá vì đã chót hứa với ba tôi là sẽ ở nhà ôn lại chương trình toán . Tháng vừa qua điểm toán sụt, ông già la dữ quá!
– Thôi, thôi được, không sao! – Tiếng Trí hơi có vẻ bực mình, – Được rồi! Nếu vậy thì tôi sẽ làm nốt 1 vài công việc dở dang trong “Phòng thí nghiệm”. Vậy Chiêm cứ việc ở nhà gạo kỹ toán đi đã . Nhưng nhớ kêu điện thoại dặn anh Ba Đốc nếu có tin gì lạ thì báo gấp cho tụi mình, nghe!
Tối hôm đó, về đi ngủ, tôi trằn trọc mãi không nhắm mắt được . Trong đầu cứ vẩn lên ý nghĩ ray rứt là đã vì tụi mình mà 1 người bị tù tội oan uổng . Thêm nữa, trong Thánh Kinh cũng có lời răn: “Con sẽ không bao giờ làm chúng gian cho ai cả” lại càng làm tôi ân hận không cùng .
Ba má tôi đã tới ăn cỗ tại nhà 1 người bạn của các cụ . Chị An thì lại đi họp với Ban Kịch của chị . Ở nhà còn mỗi 1 mình tôi . Cả 1 ngày dài với quyển sách toán dầy cộm, trông ngại quá .
Ngồi tại bàn kê sát cửa sổ, quyển sách mở rộng trước mặt, tôi vùi đầu vào mớ định lý và công thức đại số . Để có thể tập trung tư tưởng đặng học mau thuộc, tôi xây lưng ra phía cửa sổ để khỏi bị cảnh vật bên ngoài làm xao lãng trí óc . Đột nhiên, 1 cảm giác lạ lùng và nhột nhạt như bò trường theo dọc sống lưng khiến tôi chợt nghĩ: “Có ai đang rình tôi thì phải!” Đồng thời tôi cảm thấy 1 đôi mắt lạ như đang rờ mó vào từng đốt xương sống lưng . Rờ mó tới đâu, xương tôi như biến thành nước đá tới đó . Trong gian nhà rộng chỉ có mỗi mình tôi, ngoài ra không còn 1 người thứ 2 nào . Vậy thì đôi mắt rình rập đó không thể là từ phía trong nhà . Tất nhiên phải là từ phía ngoài vườn, qua ô kính cửa sổ . Bất thình lình và nhanh như chớp, tôi quay ngoắt lại …. suýt nữa thì ngất xỉu luôn: Sau lưng tôi, qua khung cử sổ, 1 cái gì vừa cục cựa và biến mất tăm không đầy 1 giây đồng hồ, không nhìn rõ được đó là cái gì: 1 bộ mặt người, 1 cái bàn tay, 1 món vũ khí … không biết được . Nhưng có điều chắc chắn là tôi đã thoáng trông thấy “1 cái gì”.
Thu hết can đảm, tôi ngó nhanh qua cửa sổ . Tàng cây, bãi cỏ còn ướt đầm . Hơi sương sớm bao phủ cảnh vật trong 1 bức màn hư ảo . Có vậy thôi! Tuyệt nhiên chẳng có 1 cái gì khác thường! Tôi tự nhủ: chắc mình trằn trọc khó ngủ sáng ra mệt mỏi lại gầm đầu vào sách liền tù tì hơn 1 tiếng đồng hồ đến nỗi mắt hoa, trông gà hóa cuốc, chứ thực ra đâu có cái gì . Mạch máu lại bắt đầu lưu thông đều hòa . Nhưng đúng lúc đó, tôi chợt thấy rõ ràng 1 bóng đen chuyển động đằng sau gốc 1 cây bàng lớn trong vườn . Cơn sợ hãi lại choàng xuống toàn thân tôi như 1 màng lưới khổng lồ .
– Quái thật! Ai lại lọt vào vườn nhà tôi làm gì vậy không biết, và có ý theo rình tôi với mục đích gì đây ?
Nhưng dù thế nào đi nữa thì kẻ đang rình rập tôi kia nhất định là có 1 chủ ý không tốt lành gì . Nếu không thì tại sao lại lẩn lút bí mật như vậy . A, mà y có võ khí không nữa ? Biết đâu y lại chẳng đang chĩa súng nhắm tôi, sắp sửa lẩy cò ?
Sợ quá hóa liều, tôi lao mình chạy vào phòng trong luồn cửa sau, chui qua rào sang nhà bác Cả tôi, vồ lấy máy điện thoại . Tay run quá làm ống điện thoại vuột đi lăn lốp cốp xuống sàn nhà gạch bông, suýt nữa thì bể nát vụn . Nhưng rốt cuộc tôi cũng vớ lại được và quay số gọi cho Trí .
May quá! Đúng như lòng thầm mong ước, “sếp” lên tiếng ở đầu giây . Tiếng tôi nói nghe lắp bắp:
– Trí hả!… Có 1 người đang rình tôi trong vườn! Không nhận ra là ai … nhưng chắc chắn y có ý hại tôi đó . Tính sao bây giờ, Trí ?
– Bình tĩnh chút đi CT3! Bình tĩnh nói lại rõ rệt tôi nghe!
– Thì nói rồi đó! – Tôi gầm như hét lên . – Tên gian rình tôi chớ có rình anh đâu mà anh lo, phải không ? – Thôi! tôi chạy đi, nghe, nếu không, nó tấn công thì biết làm sao ?
CT1 chợt nghiêm giọng lại, ra lệnh:
– Chớ! Chớ! Chớ có rời khỏi nhà đó nghe! Nhất định phải là 1 tên trong bọn gian làm bạc giả chứ không sai! Dò biết được Chiêm là 1 nhân chứng quan trọng trong nội vụ, tụi nó cho người đến để diệt trừ đấy .
Diệt trừ! Trời ơi! Sao “sếp” tôi lại có cái lối nói trấn an người ta lạ lùng như vậy kìa ?
– Nghe rõ đây! Chiêm! Mình chợt có 1 ý kiến hay lắm! Này, gian nhà kho ở cuối vườn nhà Chiêm có đóng khóa không đó ?
– Không! Không khóa! Nhưng anh định bảo tôi chạy trốn vào đấy hả ?
– Không! Tôi không bảo Chiêm trốn vào đó đâu! Hiện đang ở đâu cứ việc ở đó đi! Cứ để nguyên đèn sáng và làm bộ vẫn ngồi học như thường nghe! Làm như chưa biết có người rình mò gì hết! Mình tới liền đấy!
– Trời ơi! Lẹ lên “ông”! Nghe Trí! Lỡ tôi chết ngắt rồi mà anh chưa đến kịp thì sao ?
– Đừng nói tầm bậy, Chiêm! – Dứt lời, Trí cúp máy nghe cái “rốp”.
Tôi cũng gác ống nghe, trong lòng nóng như lửa đốt . Nhưng tôi bỗng tỉnh trí lên được 1 chút, từ từ chui rào, lẻn qua cửa về nhà và tiến qua phòng khách .
“Làm như chưa biết gì hết”! Trí nói dễ nghe ghê! Cho nên tôi cứ liếc mắt qua ô cửa sổ và thấy rõ ràng tên gian phi, đang ẩn mình sau 1 lùm cỏ cao, tiếp tục theo dõi cử động của tôi … bằng 1 cái ống nhòm . Rồi bằng cách nào không biết, tôi lại lần tới bàn học quơ quyển sách Toán cầm nơi tay . Mắt nhìn vào trang giấy mà đâu có thấy chữ gì, đầu óc chỉ vẩn lên ý nghĩ: tên gian kia có ý định làm gì tôi đây mà chiếu ống nhòm theo dõi sát sạt vậy ? Và sao mãi Trí chưa tới ?
Gan ruột như lộn phèo lên hết, định nhảy sang nhà chị Trâm vớ điện thoại kêu cảnh sát, đột nhiên tôi nghe có tiếng động nhè nhẹ … từ phía … trong nhà . Không sai! Đúng là tiếng cánh cửa sau phòng ăn thông ra ngoài sân vừa bị ai khép lại nhẹ kêu 1 tiếng “clic”. Tôi chồm ngay lên, với lấy bình bông đặt trên cái máy truyền hình “Méo mó có hơn không”! Cái bình bông chẳng ăn nhằm gì nhưng cũng còn hơn là tay không! Đang rón rén nép theo sát tường thì tôi nghe rõ rệt tiếng chân người bước … trong phòng ăn . Cánh cửa thông sang phòng tôi học vẫn khép kín . Tiến sát lại, tôi mím môi giơ cao cái lọ hoa. Rồi nhanh như chớp, tôi xoay quả đấm cửa, hất gót gạt mạnh sang bên, nhẩy xổ vào … liều chết để tự vệ . Tôi muốn ngã xuống, xỉu đi luôn: Trí, “sếp” CT1 của tôi đang đứng sừng sững như cột đồng trụ, đôi mắt nhìn tôi đăm đăm như chế riễu:
– CT3! Chưa chết hả ?
Tôi muốn choảng luôn cái bình bông vào đầu “sếp”. Anh đã làm tôi vừa sợ vừa tức muốn chết đi được! Tôi nói nmà như hét lên:
– Anh làm gì mà mãi bây giờ mới tới ? Tôi tưởng không kịp nữa chớ!
– Nói sẽ chứ! Chiêm! Tôi có mặt tại đây từ 10 phút trước rồi còn lúi húi dưới nhà kho mãi mới mò lên đây đó!
– Anh làm cái gì ở dưới nhà kho mới được chứ ?
– Bộ ở không rồi ngủ dưới đó chắc! Tôi giăng 1 cái bẫy để sập kẻ thích khách anh chơi! – Và Trí đặt 1 chiếc hộp Plastic lên bàn ăn .
– Giăng bẫy bắt tên gian ? Bằng cái đó ?
– Chứ còn gì nữa! Bình tĩnh chút đi! Tôi giảng cho CT3 nghe! Đây là bộ phận phát thanh của máy radio, tôi làm lấy từ lâu vẫn cất đi để dành . Đây là “ăng-ten”! Khi lọt vào nhà kho trong vườn của Chiêm, tôi đã lén đặt 1 bộ phận thâu thanh kèm theo cả ống khuếch đại, chạy bằng pile, ở dưới sàn gỗ rồi .
Dứt lời, Trí kéo dài ăng-ten, móc túi ra 1 cái micro nhỏ đoạn đặt vào trong hộp plastic . Trí giải thích tiếp:
– Khi nói vào cái micro này, lập tức âm thanh truyền ngay vào bộ phận thâu đặt dưới nhà kho!
Càng nghe Trí giải thích, tôi càng mù tịt chẳng hiểu 2 cái bộ phận phát thanh này thì ăn nhậu gì đến chuyện vây bắt kẻ gian phi . Tôi nhếch môi cười, hỏi Trí:
– Lạ quá! Sao tôi vẫn chưa hiểu cái đồ nghề này của anh sẽ giúp chúng ta bắt thằng gian phi kia cách nào ?
– Đây nhé! Chút nữa đây chúng ta sẽ nói vào cái micro tí xíu này . Tên gian phi đang núp ngoài kia sẽ nghe được cuộc đối thoại của chúng ta . Nhưng có điều đặc biệt là, tuy chúng mình đứng đây nói chuyện … mọi âm thanh lại sẽ từ dưới nhà kho cuối vườn kia … bay vào tai tên gian nhờ bộ phận tiếp nhận có kèm theo ống khuếch đại . Tất nhiên nó phải sáp tới gần nhà kho để nghe cho rõ … Thế là chúng ta chỉ việc đột kích từ phía sau lung là thộp được cổ nó chắc chắn! Bây giờ Chiêm chắc đã hiểu rõ ?
“Sếp” đã giải thích thì còn gì mà không hiểu . Chúng tôi tắt hết đèn tối om:
– Để tên gian khỏi nhìn thấy Chiêm, cho đến khi nó nghe chúng ta nói léo xéo trong nhà kho!
2 anh em đi vào trong nhà bếp ngay bên cánh trái phòng khách, tiến sát phía cửa sổ, bộ phận phát thanh đặt trên bàn bếp, giữa 2 người .
Trí rỉ khẽ vào tai tôi:
– Tôi thấy nó rồi! Nó đang chiếu ống nhòm tìm kiếm Chiêm đó . Bây giờ cẩn thận nghe! Tôi cắm micro đây này! Đoạn chúng ta bắt đầu “vở kịch đối thoại” về cái vụ đồng tiền giả đó, nghe! Nói hươu hỏi vượn gì cũng được miễn là có tiếng phát thanh thì thôi, nghe!
– Rồi! Hiểu rồi!
Trí ghé sát micro:
– Ê! Điệp viên CT3 hôm nay tôi đến tìm CT3 1 cách bí mật như thế này để không ai biết được điều chúng ta muốn dấu! Về vấn đề đồng tiền cổ Hy Lạp giả kia còn có nhiều uẩn khúc lắm …
Trí ngưng lại, liếc mắt và chỉ tay vào micro ngầm ra lệnh:
– Nói đi!
Tôi làm ộ nghiêm trọng:
– Đồng ý với “sếp”! Chúng ta phải điều tra cho vụ này, bất kể hậu quả sẽ ra sao!
– Đúng như vậy! Đây chương trình hoạt động của tụi mình ngày mai đây! Trước hết phải truy ra bằng được mấy kẻ tình nghi tại Thủ Đức .
– Sếp muốn nói cái nhà bán đồ lạc soong hay cửa tiệm của ông Danh Điềm ?
Vừa “nói chuyện” 2 đứa tôi vừa đưa mắt ngó ra vườn: qua hơi sương đục, 1 bóng người hướng về phía nhà kho, đang đặt những bước chân rón rén … Thật đúng như mọi điều CT1 đã tiên liệu: tên gian phi nghe lọt cuộc bàn soạn của chúng tôi vẳng ra từ phía nhà kho đang cố sáp lại thật gần để nghe cho rõ . Tiếng Trí vẫn điều điều:
– CT3, bây giờ cố gắng nhớ lấy điều bí mật này nghe!
Rồi vẫy tay ra hiệu bảo tôi theo sau, Trí đi nhón gót tiến ra cửa bếp thông ra sân:
– Đây chương trình hoạt động của chúng mình là thế này …
Đột nhiên anh hạ thấp giọng nói, sầm sì những tiếng gì nghe không rõ, đoạn, nhẹ tay đặt chiếc micro nhỏ lên mặt bàn, rồi nhón gót rời khỏi căn bếp . Tôi cũng vội vã theo chân Trí . Ra tới ngoài sân, chúng tôi trông thấy rõ ràng tên gian đang ngồi chồm hổm dựa vào vách nhà kho, chăm chú ngó vào trong . Chắc hẳn nó đang nín thở nghe ngóng . Màn lưới sắp sửa buông sụp xuống mà nó không hay biết gì hết! Qua màn sương mờ mờ như hơi nước, khó mà ước lượng được tầm vóc nó cao lớn hay bé nhỏ, gầy béo thế nào . Tim tôi đập thình thịch như trống làng . Còn đang phân vân chưa quyết, đột nhiên Trí hích khẽ khuỷu tay vào hông, nhẹ hất đầu ra lệnh tấn công! 2 đứa chúng tôi lao chạy vun vút qua sân, xáp đến gần tên gian … và nhảy chồm tới ! Đúng lúc đó, y thấy động, quay lại . Muộn rồi! Chúng tôi đã ôm choàng lấy nó, giữ thật chặt .
Tên gian phi bé nhỏ mảnh mai nhưng có sức mạnh bằng 4 người hợp lại . Nó vùng vẫy khỏe như 1 con sư tử con và quất 1 cú thật lẹ trúng ngực Trí khiến anh ngã lộn xuống đất . Trí hét lên:
– Giữ chặt lấy nó! Giữ chặt nó cho tôi, Chiêm!
Nhưng dù tôi đã nghiến răng ôm chặt, tên gian vẫn vùng vãy vuột ra được và lao đầu chạy như tên bắn qua bãi cỏ . Thế là nó chạy thoát rồi! Ủa! Đột nhiên tôi thấy nó ngã chúi xuống, lộn đi 1 vòng rồi nằm bẹp rí trên cỏ . Thì ra, 1 cái rễ cây bàng lớn trồi cao trên mặt đất đã cản chân, làm tên gian vấp giây mất đà té rụi, không ngóc dậy được nữa . Không để lỡ cơ hội, tôi chồm đến, cưỡi ngay lên lưng . Trí cũng sáp tới tiếp tay . Và lúc đó, 2 anh em mới nhận ra rằng trên gian phi chỉ là 1 thằng nhóc lỏi . Nó hét rầm lên:
– Bỏ tao ra! Bỏ tao ra ngay! Không tao vặn cổ tụi bay hết!
Lập tức, Trí và tôi rời tay tên gian ra . Chúng tôi đã nhận được giọng nói của ai rồi: tên thích khách đã chiếu ống nhòm rình rập tôi, không phải ai khác, mà chính là cô bé Thơ!
Chương 8
Bất giác Trí và tôi thụt lại 1 bước . Cô bé Thơ trụ thân mình sắp sửa chồm vào đánh 2 đứa . Đúng lúc đó 1 tiếng gọi thất thanh vang lên phía sau lưng:
– Bé Thơ! Thơ!
Đúng là tiếng chị An tôi gọi .
– Ô! Xin chào chị An! – Cô bé Thơ đột ngột cất tiếng chào, rồi 2 tay xoắn vào nhau, cúi mặt nhìn xuống mũi giầy bê bết đất .
Tôi thảng thốt kêu lên:
– Ủa! Quen nhau hả ?
Tiếng chị An:
– Chứ còn gì nữa! Chị biết bé Thơ tại trại hè năm ngoái ở Vũng Tàu kia mà! Thơ là đội viên trong tiểu đội của chị đó! Còn nhớ không, Thơ ? 1 năm qua rồi, chưa được gặp lại . Bây giờ mới được thấy mặt thì lại đang … đánh lộn tưng bừng! Có chuyện gì đó, các em ?
Chết, nguy quá! Thế nào cô bé nghê gớm này cũng sà vào ôm lấy chị tôi kể lể chuyện lôi thôi xảy ra hôm qua tại Thủ Đức thì tụi tôi nguy mất . Lộ bí mật hết trơn còn gì! … Nhưng tôi đã lo hão! Và tôi chưa hểiu bé Thơ nhiều! Không ngờ bé lại là loại con gái đủ can đảm chịu đựng những cái rắc rối riêng tư, không hề mách lẻo cho bất cứ ai biết để cầu cứu .
Cô gái nhỏ ngó chị An tươi cười, nói lảng:
– Có gì đâu chị An! Em đang chiếu ống nhòm đi tìm bắt 2 con chim đẹp của em bay lạc vào đây mà không thấy … Có vậy thôi chị An à!
Tôi giật mình vì câu nói xéo của bé Thơ nhưng vẫn điềm tĩnh … trả đũa:
– Co6 bé lang bang đi vào bờ cỏ vườn nhà mình, chị An à, trên tay khệ nệ cái ống nhòm làm em nghi cô ta rình rập cái gì trong nhà mình, nên em và Trí đã bắt giữ lại đó!
– Thôi được, chị hiểu rồi! Thôi bắt tay giảng hòa đi . Vào tất cả trong bếp này! Chị pha cho mỗi em 1 ly nước ngọt uống . Hà, vui quá! Nhưng tiếc là chị không ở lại lâu được với các em đâu! Ối chà! Đang tập kịch thì chợt thấy quên mất mấy trang phụ bản nên chị phải cấp tốc về lấy . Uống nước đi, 3 em! Và hứa với chị là không lộn xộn nữa, nghe!
Rồi bẹo má bé Thơ 1 cái, quay lại mỉm cười với Trí và tôi, chị nhẹ nhàng bước ra .
Bé Thơ uống cạn ly nước nho, đặt ly và đẩy nhẹ vào giữa bàn:
– Rồi! Giờ đây tôi bảo thẳng cho 2 anh biết: Ba tôi chưa hề thấy mặt 2 cái khuôn đúc tiền quái quỷ đó bao giờ . Mà không hiểu 2 anh moi ở đâu ra vậy không biết ?
Tôi nói ngay:
– Hừ! Có thể là bác nhà chưa từng thấy mấy cái đó thật! Nhưng phải có ai đặt để vào ngăn kéo từ trước thì tụi tui mới lôi ra được chứ! Không lẽ 2 thanh sắt ở đâu rồi tự động “bò” vào nằm sẵn đó ?
Giọng nói bé Thơ chua như dấm:
– Phải! Anh lý luận hay lắm!
Trí quay lại:
– Đừng nói vậy bé Thơ! Chiêm nó nói đúng đó! Vì, nếu không ba bé để 2 cái khuôn vào đó thì ai, ai để ?
Bé Thơ lại nổi giận vì câu hỏi khó trả lời:
– Anh muốn làm khó tôi ? Thì đây, tôi cho anh biết này! Ba tôi làm cái nghề buôn bán tem cổ, tiền cổ này đã từ 20 năm nay rồi chứ không ít đâu, nghe! Và không bao giờ ông chịu làm điều gì gian dối cả! Còn các anh! Các anh hãy còn mới síu siu tuổi đầu mà về vấn đề tiền bạc này sao đã có vẻ thành thạo ghê, há!
Tôi nhịn không nổi nữa:
– Á, à! Vậy ra cô nghi ngờ chúng tôi đấy! Và cố mò đến tận nhà tôi để rình mò do thám đấy, hừ!
– Tôi chỉ muốn tìm hiểu những gì còn mờ ám trong vụ này, và lý do tại sao các anh sốt sắng, hăm hở về việc khám xét bắt bớ ba tôi dữ vậy ? Các anh là … gì mới được chứ ? Các anh làm công việc gì, hay các anh là … thám tử ?
“Sếp” tôi hắng giọng:
– Cô bé Thơ nói đúng! Chúng tôi là thám tử tư!
Con nhỏ nheo nheo cái mũi, ánh mắt nghi ngờ:
– Thôi đi! Xạo!
Trí liền chạy xuống nhà kho lôi cái đồ nghề truyền âm cùng cái máy phát âm, cái micro tí xíu cho bé Thơ coi, đồng thời anh kể 1 lô những dụng cụ khoa học như kính hiển vi … cho cô bé nghe . Lúc này nét mặt con nhỏ đổi khác hẳn, vui vẻ rạng rỡ:
– Vậy ra các anh là thám tử tư thiệt hả ? Nhưng vì sao các anh lại mò đến tận nhà tôi lận ?
CT1 liền kể lại nội vụ từ đầu cho tới lúc phát giác được 2 cái khuôn đúc tiền giả trong cửa tiệm của ông Danh Điềm, ba cô, cho cô nghe .
Bé Thơ lẩm bẩm:
– Những khuôn đúc tiền giả! Hừ! Chắc các anh chưa hiểu được nỗi khổ của cha con tôi khi thấy các anh moi ra từ trong hộc quầy 2 các khuôn ác hại ấy!
Trí nói ngay:
– Chúng tôi cũng rất ân hận, cô Thơ à! Nhưng chúng tôi chỉ làm việc theo bổn phận .
Bé Thơ bất giác đưa tay lên chùi mắt . Giọng nó nghẹn ngào:
– Tôi vẫn biết khóc là hèn, là xấu lắm, nhưng thật tình tôi lo cho ba tôi quá, trời ơi!
Thế rồi bé Thơ kể lể cho 2 đứa tôi nghe chuyện gia đình của bé! Má bé đã mất đi được 3 năm rồi . Và từ ngày đó, ông Danh Điềm đâm ra mắc bệnh đau tim khá nặng . Bác sĩ đã căn dặn phải hết sức tránh cho ba bé mọi sự xúc động, mọi lo lắng ưu tư . Nếu không, hậu quả sẽ có thể vô cùng tai hại . Rồi cô bé kế luận:
– Như các anh thấy đó, chuyện rắc rối tự đâu đem tới này rồi sẽ hành cơn bệnh ông ra sao ? Còn ai dám tới mua đồ nhà tôi nữa ? Cha con tôi sẽ nghèo khổ, sạt nghiệp! Trời ơi! Không biết kẻ nào đã manh tâm gian ác đem liệng 2 cái thanh sắt ác hại đó vào ngăn kéo nhà tôi ? Không thể đoán biết kẻ đó là ai, tôi muốn phát điên lên được đó!
Trí sốt sắng:
– Muốn thế, chỉ còn cách là giao phó việc khám phá cho những nhà chuyên môn thì có thể hy vọng!
Tôi phụ họa theo:
– Những nhà chuyên môn theo dõi kẻ gian, thân thập mọi dấu vết khả nghi … để truy ra thủ phạm .
Bé Thơ đột ngột reo lên:
– Nếu vậy thì tôi có thể nhờ các anh, vì các anh là thám tử mà! – Cô bé bỗng đỏ ửng mặt: “Miễn là … miễn là các anh đừng đòi 1 giá tiền quá cao …”
Trí khoát tay:
– Thôi! Khoan nói đến chuyện tiền nong trả công cho thám tử vội! Chúng tôi chỉ cần ba bé Thơ chia cho anh em tôi 1 số lợi tức 1 khi công việc buôn bán của bác lại hoạt động đều hòa, lời lãi thu vào kha khá như trước . Vậy thôi!
Đôi mắt cô bé loáng lên 1 ánh vui mừng:
– Nếu vậy thì hay quá! Vậy thì chắc chắn ba tôi sẽ trút được gánh nặng lo âu nếu hay được tin này …
Trí vội vã ngắt lời bé Thơ:
– Ấy, ấy! Không được đâu! Chớ nói hở cho bác biết 1 tí gì về v. này, vì 2 đứa tôi hoạt động rất bí mật . Ngoài bé Thơ ra, nếu có người nào nữa hay được, thì cuộc điều tra sẽ hư hết đó!
– Thôi được! Tôi hiểu rồi! Ý anh muốn là tôi phải hết sức giữ bí mật về hoạt động của các anh, ngay cả với ba tôi, tôi cũng không được thố lộ, phải không ? Nhưng liệu việc điều tra kéo dài chừng bao lâu ?
– Cái đó còn tùy nhiều trường hợp chứ! Chưa thể nói chắc được! Có nhiều điểm cần phải điều tra tìm hiểu ngay . Ví dụ như sự việc tên Sáu Goòng đem bán đồng tiền cổ mà chịu lỗ 500 đồng bạc chẳng hạn!
Tôi hí hửng đưa ra 1 nhận xét để bé Thơ phải phục sát đất:
– Có gì mà phải điều tra tìm hiểu cái điểm đó ? Sáu Goòng túng tiền thì chịu bán lỗ . Có vậy thôi! Mà chính ông ta cũng đã nói ra miệng như vậy mà!
Trí mỉm 1 nụ cười:
– Ờ há! Thế rồi su khi bán lỗ cho thằng Bình, 8 ngày sau, Sáu Goòng lại còn có tiền trả lại 2 ngàn đồng cho thằng nhỏ . Và như chúng ta đã thấy, khi lấy tiền trả lại cho Bình, Sáu Goòng đã móc ra 1 bó bạc bự toàn giấy 500 xanh . Như vậy mà Chiêm dám bảo là lão Sáu … kẹt tiền đó, hả ?
Quả tình tôi đã quên bẵng mất chi tiết đó . Đúng! Tay Sáu Goòng thật ra không nghèo và không bị kẹt tiền 1 ly nào hết .
Trí tiếp tục:
– Chưa hết! Còn 1 điểm này nữa! Khi chúng mình đem đồng tiền cổ đến trả và cho y biết rằng đó chỉ là 1 đồng tiền giả, rõ ràng là y không hề để ý xem xét coi đồng tiền đó có giả thiệt không, hay là chúng mình nói láo . Thử gặp bác Danh Điềm coi, bác sẽ săm soi bằng kính hiển vi thật cẩn thận rồi mới quyết đoán lời chúng ta nói là đúng hay sai . Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng: “Khi thấy tụi mình đem đồng tiền cổ đến nhà trả lại lão, lão đã biết trước là đồng tiền ấy … giả!
Tiếng bé Thơ:
– Nhưng còn 2 cái khuôn đúc kia, mà các anh lôi từ ngăn kéo nhà tôi ra đó! Giải thích ra sao ? Đó là điều làm cho ba tôi đau buồn nhất đấy!
– Tôi đã thảo luận kỹ với “vị phụ tá” của tôi đây và chúng tôi đều đồng ý ở 1 điểm là: 2 cái khuôn đúc đó đã được ai để sẵn vào đấy với dụng ý khiến cho mọi người chỉa mũi nhọn nghi ngờ vào ba cô .
Mặt bé Thơ cau lại:
– Nhưng ba tôi có bị người nào thù ghét bao giờ ? Vậy mà ai lại nỡ làm cái việc hại người ghê gớm đó ?
– Hừ, ai ? Thì tất cả vấn đề là ở đó! Là ở cái chữ “ai” đó! Tìm được câu trả lời thỏa đáng cho chữ “ai” đó là 1 bài toán khó coi như đã tìm thấy đáp số!
Đột nhiên Trí đứng lên, tiến ra cửa:
– Thôi, xin lỗi tất cả nghe, tôi phải trở về làm nốt mấy cái hình chụp bằng ánh sáng đỏ đây . CT3! Ngày mai 10 giờ đến gặp tôi tại “tổng hành dinh” nghe!
Bé Thơ gọi to:
– Ấy, chút xíu đã anh Trí! Này, công việc diễn tiến tới đâu, làm so tôi biết được, anh ?
Trí quay mặt lại . Lời đáp của anh có 1 giọng rất nhà nghề:
– “Thân chủ” của chúng tôi ai ai cũng nhận được báo cáo hàng ngày . Cô có thể yên trí là sẽ nhận được tin tức đều đều mỗi ngày về hoạt động của hãng chúng tôi .
Bé Thơ hăm hở:
– Tôi có thể phụ với các anh 1 tay trong cuộc điều tra này ? Tôi đã đọc nhiều truyện trinh thám cho nên tin rằng sẽ giúp sức được .
Trí nhẹ nhún vai và … tôi cũng bắt chước anh . Giọng nói của “sếp” lại đầy vẻ trịnh trọng:
– Cô cứ để vụ này cho chúng tôi lo!
Tôi vội vã thêm:
– Vì nó có thể nguy hiểm cho những ai không chuyên môn!
Bé Thơ xịu mặt:
– Thôi được! Nhưng nếu có cái gì cần đến, các anh cứ cho biết ngay, tôi sẽ sẵn sàng tiếp tay với các anh .
Dứt lời, cô bé lủi thủi ra về . Trí cũng nhẩy lên xe đạp . Trước khi đạp vút đi, anh dặn tôi:
– Ngày mai, 10 giờ nghe Chiêm! Đến đúng giờ đấy! Chúng mình sẽ đi Thủ Đức, tới nhà Sáu Goòng . Hà! Cái cửa tiệm lạc soong của ông ta đã làm tôi “khoái” rồi đó! Đi ngủ sớm đi, nghe! E có dịp cần đến sức mạnh nhiều đấy!
Nghe dứt lời Trí nói, bất giác tôi cảm thấy 2 cánh tay sởn da gà và tóc trên đầu như dựng đứng cả lên . Lý do: trong trí nhớ vừa hiện lên ánh mắt dữ dội của Sáu Goòng lúc ở Biện lý cuộc đi ra .
Chương 9
Sáng hôm sau, khi thức giấc, tôi cảm thấy lo lắng vô cùng, nhưng cũng cố làm ra vẻ vui tươi lúc ngồi vào bàn ăn sáng . Rồi sau khi chạy loanh quanh mua cho má tôi ít đồ vặt vãnh, tôi xách xe đạp lỉnh thật lẹ, phóng đến nhà Trí . 2 anh em lập tức lên đường .
Qua khỏi cầu Bình Lợi, tôi cho xe sáp gần xe Trí . Đoạn đánh liều nói cho Trí biết niềm lo ngại vẫn nặng trĩu trong lòng:
– Đến chạm trán với tay Sáu Goòng này, tôi thấy có vẻ hơi nguy hiểm đấy nhé! Cha ấy dám thẳng tay xơi tái anh em mình nếu mình chọc giận hắn, chứ không giỡn đâu!
Trí thản nhiên:
– Nguy hiểm đứt đi rồi chứ còn “hơi hơi” gì nữa! Nhưng nghề nghiệp của chúng ta là thế! Mình có bổn phận phải điều tra tìm hiểu thật kỹ về tay Sáu Goòng này, dù nguy hiểm tới đâu cũng kệ!
– Nhưng tới nơi rồi, tụi mình sẽ làm cái gì đây ? Không lẽ cứ đứng sừng sững trước cửa tiệm của lão ta rồi ngó qua cửa khính là thôi sao ?
– Tôi biết nàh Sáu Goòng có 1 cửa đi lối sau nữa! — Trí chỉ tay về phía bên mặt: — Đó con hẻm này ăn vào cửa sau nhà Sáu Goòng! Bây giờ tụi mình xuống xe bên góc cái tường kia đoạn vòng về mặt trước nhà ông ta cho khỏi bị ai để ý, đi!
Nhưng đúng lúc 2 anh em sắp đi hết con hẻm để vòng ra cửa trước thì chợt tôi có cảm giác như đã bị có người theo dõi . Quả nhiên dấn thêm vài bước nữa, tôi và Trí đã đụng đầu với … bé Thơ . Con nhỏ ngó tụi tôi cười toe toét:
– Ê! Chào các bồ! Tôi đã thấy các anh dựng xe đạp ở góc tường đàng kia rồi! Các anh đến khu vực này làm gì đây ?
Trí hơi sửng sốt:
– Khu vực này ? Tại sao bé lại biết tụi tôi đến: “khu vực này”?
Bé Thơ giọng tự đắc:
– Dễ ợt! Trong truyện trinh thám nào cũng vậy! Cuộc điều tra bao giờ cũng bắt đầu từ kẻ bị tình nghi số 1 . Mà ai là kẻ tình nghi số 1, ngoài lão Sáu Goòng ? Đó anh thấy chưa! Tôi cũng biết phân tích chớ bộ!
Tôi bực mình ra mặt . Đang trên đường thi hành 1 sứ mạng khá nguy hiểm, bỗng nhiên con bé rắc rối này nhẩy vào bám theo như 1 cái đuôi nhằng nhẵng . Định nổi xung lên thì Trí đã giơ tay ngăn lại:
– Bé Thơ nói đúng đó, Chiêm! Bé Thơ có thể giúp được chúng ta nhiều lắm . Này bé, bé biết rõ khu vực này ?
– Dĩ nhiên! Tôi ở với ba tôi ở đây lâu rồi!
– Vậy bé Thơ có biết 1 ngõ ngách nào ăn thông tới gian hàng bán đồi lạc soong của lão Sáu Goòng không ? Ngõ ngách kín đáo không ai biết cơ!
Bé Thơ thần mặt ra suy nghĩ tới gần 1 phút rồi đột nhiên miệng tươi hẳn lên với tiếng reo khẽ:
– Rồi, có rồi! Theo tôi mau lên!
Lạ quá! Bé tThơ lại dắt tụi tôi đi theo hướng ngược chiều với tiệm Sáu Goòng . Bất giác tôi liếc nhanh Trí tỏ vẻ lo ngại … Nhưng chúng tôi đã lo hão huyền . Bé Thơ sau khi dẫn chúng tôi đi quanh khu vực gần hết 1 vòng, cuối cùng lách vào 1 lối chỉ vừa 1 người đi lọt, bước chừng 20 bước, chúng tôi đã đứng trước 1 bãi đổ rác ăn thông sang 1 con hẻm khác . Từ bãi rác ngập ngụa những mảnh chiếu rách, thùng cát tông nát, cách chừng 6, 7 thước … là mặt sau của 1 dãy nhà .
Bé Thơ dừng chân nói sẽ sẽ:
– Đây rồi!
Tay bé Thơ chỉ vào 1 bức tường loang lổ kế bên 1 dãy nhiều bức tường khác nhỏ thấp hơn . Mặt sau dãy nhà này, đều có cửa ra vào . Đưa nhanh tia mắt nhìn Trí, tôi thấy anh mừng rỡ ra mặt . Theo tia nhìn đăm đăm của anh, tôi nhận thấy căn nhà Sáu Goòng cách gian nhà hàng xóm 1 lối đi chừng 1 thước . Tường có trổ 1 cửa sổ trông ra lối đi . Qua khuôn cửa sổ, ánh sáng rọi vào soi rõ căn phòng phía sau cửa tiệm của lão .
Trí giơ tay làm hiệu bảo chúng tôi cứ đứng nguyên tại chỗ . Đoạn nhón gót, anh rón rén bước lại gần ô cửa sổ . Nhẹ nhàng như 1 con mèo rình chuột, Trí thận trọng ghé đầu dõi mắt qua khung kính . Đột nhiên tôi thấy anh lắc đầu tỏ vẻ bực mình, rồi đưa nhanh bàn tay xoa xoa cho sạch bụi, đoạn kề sát mũi vào ô kính . Thời gian Trí dòm vào không biết được mấy phút, nhưng riêng tôi, tôi có cảm tưởng như cuộc quan sát của anh đã kéo tới mấy tiếng đồng hồ . Nhưng kìa, Trí đang giơ vẫy tôi . Lập tức cúi khom người, tôi nhón gót lao nhanh tới , trống ngực đập thình thịch vì chắc rằng “sếp” đã ngó thấy 1 cái gì rồi . Mắt nhìn tôi, Trí chỉ chỉ ngón tay ra hiệu cho tôi nhìn vào trong nhà . Mặt kính phía trong cũng bám đầy bụi nhưng vẫn trông suốt qua được . Tôi đã đoán đúng: ô cửa sổ là của căn phòng phía sau mặt hàng đằng trước cửa Sáu Goòng . Gian phòng trong này cũng bẩn thỉu bề bộn như gian phòng phía ngoài . Đột nhiên tôi giật thót mình: trước mắt tôi, Sáu Goòng ngồi lù lù, may quá lão lại xây lưng lại phía tụi tôi đứng . Lão ngồi bên cái bục thợ mộc và đang gõ búa xuống 1 cái gì đó mà vì tảng lưng đồ sộ của lão che lấp, chúng tôi không nhận ra là cái gì . Thỉnh thoảng lão lại ngưng tay búa, giơ tay với lấy cái gì trông như 1 cái kéo cắt sắt . Bỗng lão hơi quay nghiêng cái đầu . Trên mắt bên trái Sáu Goòng đeo kính 1 cái kính “lúp” ống đen, loại kính lúp thợ đồng hồ vẫn dùng để coi máy và các bánh xe nhỏ tí xíu . Rõ ràng là lão đang chăm chú làm 1 cái gì đó tỉ mỉ lắm .
– Ấy ơi! Ấy ơi! — Bé Thơ kéo áo sau lưng tôi, — Cho tôi ngó vào coi chút!
Tôi hất tay bé Thơ ra . Cái con bé này bực thật! Cứ chồm chồm lên thôi . Quay lại trừng mắt để cô bé thôi đi, đến lúc quay nhìn vào, suýt nữa tôi buột miệng kêu lên 1 tiếng: Sáu Goòng bỗng nhiên ngưng tay, không làm việc nữa . Tôi sợ cứng người tưởng ông ta đã nghe tiếng tụi tôi nói rồi . Nhưng, may quá, không phải! Sáu Goòng đưa mắt ngó ra nhà ngoài . Rồi đột nhiên, bỏ chiếc lúp xuống và … biến mất .
Vội vàng ngồi thụp xuống, tôi gọi Trí:
– Ê! Lão ta biến đâu mất rồi . Không trông thấy đâu nữa!
Trí sáp lại nhìn qua ô kính:
– Kia, kia! Mình lại thấy ông ta rồi . Ở bậc cửa nhà ngoài đó! Ông ta đang đứng với 1 người nào đó … 1 người phu trạm thì phải! Á, á! Người phu trạm đưa cho lão 1 gói gì kìa!
Nôn nóng, tôi giơ tay chùi sạch 1 ô kính khác để lấy chỗ nhìn . A, đúng rồi, lão Sáu Goòng cầm 1 gói gì không lớn lắm trong tay . Đi vào nhà trong, lão để rơi cái gói lên bục thợ mộc nghe đánh bịch 1 tiếng! Cái gói có vẻ nặng! Không biết bên trong là cái gì ? Tôi thầm mong lão mở gói, nhưng Sáu Goòng chỉ giơ tay tháo bỏ chiếc yếm da dài khoác ngaoài khi làm việc . Rồi lão mặc 1 chiếc áo “vét”, quơ tay cầm cái gói, đoạn tiến ra phía cửa trước .
Trí đứng thẳng người lên:
– Lão Sáu đi rồi!
Bé Thơ chợt nói to:
– Làm sao bây giờ đây ? Lão ấy đi rồi, làm sao tụi mình còn dò xét được nữa, hả ?
Dứt lời, cô bé rắn mắt đã lao người chạy vút đi vào con đường hẻm dẫn ra đường Gò Gốm . Trí và tôi giơ tay chặn lại mà không kịp . Tiếng nói chua như chanh vẳng lại theo hơi gió:
– 2 anh chờ tôi ở đây, nghe! Để tôi chạy xem lão Sáu đi đâu!
Trí hét lên:
– Bé Thơi, quay lại lập tức, mau! — Nhưng trễ rồi! — Trí vò đầu bức tai: “Lạy trời cho Sáu Goòng đừng bắt gặp bé Thơ!”
Nhưng mới 2 phút sau, tuy chưa thấy mặt, Trí và tôi biết ngay là bé Thơ đã quay trở lại … nhờ ở tiếng loảng xoảng của 1 cái thùng rác bị xô trúng đổ lăn kềnh! con gái con đứa gì mà “đầu bò” hơn con trai khiếp quá!
Tôi chưa kịp tặng cô bé câu mắng vốn như trên, bé Thơ đã vùng vằng nói như muốn khóc:
– Lão … lão lên xe mất tiêu rồi! Lúc lão mở cửa bước vào xe thì tôi mới chạy đến đầu phố! Khổ ghê! Sao mấy anh không chạy theo tôi chứ ? Nếu không, chúng mình đã nhẩy lên xe đạp theo hút được lão rồi!
Trí cắt ngang:
– Thôi! Bình tĩnh lại đi, bé Thơ! Sáu Goòng đi khỏi lại càng là 1 dịp tốt!
Tôi nín thở, chẳng hiểu Trí nói như vậy là có ý gì:
– Nhưng Sáu Goòng đi rồi, thì chúng mình dò xét ai bây giờ đây ?
Trí trừng mắt ngó tôi, gằn từng tiếng một:
– Chẳng dò xét ai cả! Chúng ta bắt đầu giai đoạn 2 của cuộc điều tra: khám xét gian hàng “lạc soong”!
Rồi quay trở lại ô cửa sổ hồi nãy, CT1 đưa tay ấn ấh để cố mở ra .
Tôi phản đối “sếp”:
– Trí! Anh định đột nhập vào nhà người ta bằng cách phá cửa ?
– Ở đó nói hoài! Tiếp tôi 1 tay coi nào! Đúng đấy! tôi sẽ mở cái cửa sổ này bằng được, bất chấp hết!
– … Bất chấp hết sao được, chú nhỏ ?…
1 giọng nói trầm trầm từ phía sau lưng làm 3 đứa tôi quay phắt lại: giữa lối đi chưa đầy 1 thước, 1 người đàn ông cao lớn đứng sừng sững .
Chúng tôi bị sa bẫy rồi!
Chương 10
Cả 3 đứa biến thành phỗng đá, không cử động được, hơi thở cũng khó khăn, 3 đôi mắt trợn muốn rách khóe, tia nhìn dính chặt vào người đàn ông đứng chắn đường: ông ta thật cao lớn, thêm to ngang, tóc và râu mép đen nhánh . Miệng ông ngậm 1 điếu xì gà bự, tia mắt, qua làn khói thuốc, ngó chúng tôi đăm đăm . Thời gian mấy phút mà tôi tưởng có tới hàng giờ, ông ta mới lên tiếng hỏi:
– À! Các chú nhỏ! Các chú có thể cho tôi biết các chú lúi húi ở đây làm cái gì thế ?
Riêng tôi sợ quá nên cướng lưỡi đứng im, đầu óc trống trơn . May quá! Trí mau mắn đã lấy lại được bình tĩnh, trả lời:
– Dạ, thưa ông! Chắc ông nghi ngờ chúng tôi định làm cái gì bậy . Nhưng quả thật, bất ngờ bị lạc vào hẻm này, gặp cái cửa sổ đây, chúng tôi thử ngó qua xem may ra có trông thấy 1 lối ra nào khác không .
– Hừ! Chú nhỏ này coi bộ có vẻ tò mò lắm nhỉ! Coi chừng tò mò, tọc mạch có hại hắm đấy, em ơi! Nhưng tôi muốn biết các chú đây là ai ? Nói mau đi!
Trí định trả lời nhưng chưa kịp thì người đàn ông cao lớn đã đưa tay nhấc điếu xì gà bự cắn chặt giữa 2 hàm răng ra chỉ chỉ cái đầu điếu thuốc về phía bé Thơ mà cất tiếng nói như beo gầm:
– Còn con nhó kia! Ha! Ha! Tao biết mày rồi! Mày đúng là con gái Danh Điềm, tên là con bé Thơ, phải không ?
Bé Thơ lính quýnh gật đầu:
– Dạ … à … dạ!
Người đàn ông đáng sợ này lại hỏi:
– Vậy chắc mày cũng biết tao là ai rồi chứ, hả ?
Bé Thơ run bắn lên:
– Dạ biết! … Ông là ông Đặng Lân . Giám Đốc hãng mua bán nhà cửa, … đất đai ạ!
– Đúng đó! Đây ba cái nhà này là của tao hết! Hà! lâu lắm tao mới có dịp đi xem chừng lại coi có cần sửa chữa gì không, và tình cờ thấy mày đang chạy theo sau lão Sáu Goòng lúc lão bước lên xe vừa rồi đó!
Trí liếc mắt nhìn tôi thật nhanh như ngầm bảo: “Chúng mình lo sợ rất đúng”.
Người đàn ông vẫn nói với bé Thơ . Giọng nói hơi dịu đi:
– Này, con nhỏ! Cháu chịu khó nói cho bác biết tụi cháu đến đây làm gì, có việc gì ? 2 thằng nhỏ này lạ hoắc, bác không biết chúng nó! Nhưng mày thì biết . Vậy nói đi, bé Thơ!
Tôi cũng lo lắng vô cùng . Chỉ sợ bé Thơ bịa chuyện nói ẩu! Trông bộ dạng cái ông Đặng Lân này thật không dễ gì mà đánh lừa được . Tốt hơn hết là cứ nói đại sự thực ra, nếu không thì trước sau rồi ông ta cũng biết .
Bé Thơ đưa mắt ngầm hỏi ý kiến thì được Trí gật đầu ra hiệu cứ việc nó sự thật . Bé liền hít thở 1 hơi dài, kể lại câu chuyện từ đầu cho tới đoạn ông Danh Điềm bị hàm oan vì cảnh sát bắt được tang vật trong nhà . Tôi hơi ngạc nhiên vì thấy bé Thơ có ý lờ lờ không nói chút gì đến hãng thám tử tư CT2 cả . Người đàn ông có tên là Đặng Lân, từ đầu chí cuối, chỉ im lặng đứng nghe không nói 1 tiếng . Điếu thuốc sì gà lóe đỏ luôn luôn và phun khói mù mịt . Câu chuyện chấm dứt thì mặt ông ta cũng đỏ phừng phừng vì tức giận . Giọng nghẹn ngào, ông cất tiếng:
– Cháu Thơ! Bác về quê mới lên nên chẳng nghe biết 1 chút gì về chuyện này . Bác chỉ biết ba cháu vốn là người làm ăn lương thiện nổi tiếng xưa nay, không bao giờ lại có thể nhúng tay làm cái việc đê hèn đó!
1 lúc sau, tôi mới cho là ông Đặng Lân quả đã tin ở câu chuyện bé Thơ và bất giác tôi thở ra 1 hơi dài nhẹ nhõm . Nhưng, bất thình lình tiếng nói của ông ta lại đầy vẻ đe dọa:
– Nhưng còn các chú bé này! Coi chừng đó! Đừng chơi cái trò dọ thám, trinh sát, nguy hiểm lắm nghe!
Chúng tôi chưa kịp sửng sốt ngạc nhiên, người đàn ông đã tiếp:
– À không! Bây giờ tôi có thể giúp các em cái này! Nguyên là chủ mấy căn nhà này nên tôi có đủ chìa khóa để mở tất cả các cửa . Thế các em có chịu tôi mở cửa căn này (tay ông chỉ căn nhà Sáu Goòng) để các em có thể vào xem xét 1 phen không ? Riêng tôi thì tôi cũng chẳng biết cái ông Sáu Goòng này là ai, tuy ông ta đã thuê nhà tôi được 2 năm rồi đó . Phải, biết dâu, ông ta lại chẳng dính dáng vào cái việc lén lút hại người này . Cùng cần xem lại cẩn thận 1 chút cho chắc ăn!
Vừa nói, Đặng Lân vừa tiến tới gần cửa và móc trong túi ra 1 xâu lớn chìa khóa .
Tôi vui sướng thiệt tình! Được thêm 1 tay đồng minh nữa! Mà lại là 1 đồng minh cỡ lớn!
Chiếc chìa khóa xoay trong ổ . Cánh cửa rít lên ken két . Trí lao vào thì bàn tay hộpháp của ông Đặng Lân đã giơ ra túm áo anh giữ lại:
– Ấy! Ấy! Khoan đã chú bé! Chú cho tôi cái hân hạnh trinh sát trước tiên để có tóm được cái gì thì cho tôi được hưởng công đầu chứ! Tất cả cứ đứng đây chờ tôi nghe ! Có gì … tôi sẽ gọi lớn lên, nghe!
Trí bồn chồn ra mặt khi nghe có tiếng lục lạo phía trong nhà Sáu Goòng .
– Hữ! Không biết cái ông này làm gì trong đó . Coi chừng vô tình làm mất cả dấu vết đi cho coi!
Nhưng rồi ông Đặng Lân cũng trở ra . Vẻ nghiêm trọng hiện rõ trên nét mặt:
– Các em có lý! Quả Sáu Goòng đang làm dở dang 1 cái gì đó trên cái bục thợ mộc ở trong ấy!
Và đột nhiên ông ta phá lên cười, làm tôi ngạc nhiên hết sức . Nếu quả thực Sáu Goòng đang dở làm 1 cái gì đó, mà cái gì đó lại là tiền giả chẳng hạn thì có điểm nào dáng cười đâu nhỉ ? Lạ quá!
Ông Đặng Lân vẫy tay đon đả:
– Vào đi! Vào lẹ đi, các em! Vào mà coi cái mà Sáu Goòng đang làm dở! Vào đi!! — Đôi vai đầy thịt của ông ta vẫn rung lên vì chuỗi cười sằng sặc .
3 đứa chúng tôi len lỏi đi vào 1 lối đi hẹp và tối, ngổn ngang những thùng lớn cùng những chồng báo cũ . Chõ nào cũng giăng đầy mạng nhện và mọi đồ vật đều bao phủ 1 lớp bụi đầy .
– Vào, vào đi các chú em! Vào gần đi mà coi cho rõ!
Giọng nói ông Đặng Lân nghe có âm điệu vui vui . Lập tức tia nhìn của 3 đứa, không hẹn mà cùng quay nhìn chiếc bục thợ mộc: giữa 1 đống dụng cụ lỉnh kỉnh, lù lù 1 cái đồng hồ to tướng hình con chim lạ .
Trí đứng bên tôi, khi chợt thấy cái đồng hồ, anh khẽ “a” lên 1 tiếng . Tôi thầm nghĩ: “thế là hết cả nghi ngờ, hết cả nhận xét, phân tách với theo dõi . Mọi việc đã đi vào 1 ngõ cụt!” Nhưng xem chừng “sếp” tôi vẫn chưa chịu bỏ cuộc . Anh bảo với ông Lân:
– Để tôi lại gần coi kỹ 1 chút, nghe ông!
Người đàn ông đang đưa mắt châm biếm ngó tụi tôi, khi nghe Trí nói, ông chợt nhíu cặp chân mày 1 cái rất nhanh, rồi lấy lại vẻ tươi cười còn nhanh hơn nữa:
– Cứ việc! Chú cứ việc lại coi cho kỹ đi! Đừng ngại gì hết! Có điều muốn nói là tôi cũng đã lục lọi kỹ lắm rồi đó!
Trí tiến sát lên bục thợ mộc . Đế giày anh siết lên những mảnh kim khí rất nhỏ nghe lạo xạo . Nhìn xuống đất, đôi mắt anh thấy rõ những miếng sắt hay thiếc gì đó vụn nhỏ như hạt chấu vương vãi bừa ra đó . Ông Đặng Lân cũng chợt thấy, nên vội nói:
– À! Tôi cũng quên chưa nói cho các em biết là chỗ đó có nhiều mảnh sắt vụn lắm, coi chừng giẫm phải đứt da chân ạ!
Trí làm như không để ý gì . Anh chỉ sáp lại bên chiếc đồng hồ hình con quái điểu . Rồi anh đưa tay lục lọi đủ mọi đồ vật ngổn ngang quanh đó . Ông Đặng Lân lộ vẻ sốt ruột ra mặt:
– Thôi, liệu lẹ tay lên chút đi, chú em! Đó, có thấy gì lạ đâu, heng!
Giọng ông nói cố làm ra vẻ thản nhiên nhưng nghe vẫn cáu kỉnh thấy rõ, nhất là khi thấy Trí rờ mó xem xét từng món đồ như 1 chút chó săn tinh khôn đánh hơi tìm con mồi trong bụi rậm .
Người đàn ông quay lại nhìn tôi, ánh mắt mỉa mai châm biếm:
– Này! Bồ của chú luôn luôn có cái tật rắc rối như vậy đó hả ?
Ông Đặng Lân này quả có óc nhận xét khá tinh vi . Thái độ và cử chỉ của Trí coi bộ kỳ cục thiệt tình . Nhưng đối với ai kia, chứ tôi thì tôi biết . Tôi biết là mọi chi tiết nhỏ nhặt đã được anh ghi nhớ như in vào bộ óc thông minh để rồi 1 vài tuần, có khi cả 1 vài tháng sau, anh vẫn có thể mô tả lại từng cái không sai 1 nét .
Trí đứng ngay người lên . Anh lễ phép nói với ông Lân:
– Cám ơn sự tiếp tay của ông rất nhiều!
Không nói 1 tiếng, người đàn ông bảo tụi tôi đi ra, khép cánh cửa khóa lại . Đoạn, ông ta cất tiếng vui vẻ:
– Ồ! Có gì mà cám ơn, chú nhỏ! Giúp được các em 1 tay là tôi thích lắm rồi!
Rồi ông quay lại ngó bé Thơ; lúc này da mặt cô bé tái nhợt, ánh mắt đầy tuyệt vọng:
– Bác rất ái ngại cho hoàn cảnh của ba cháu! Thôi được rồi! Để bác sẽ cố gắng thu xếp việc này cho! Sáu Goòng thuê nhà của bác! Bác sẽ khuyên bảo ông ta rút đơn khiếu nại ba cháu ra! Cứ yên tâm . Đừng lo ngại gì hết, cháu ạ!
Ông Đặng Lân thiệt là 1 người nhân đức!
Tiếng bé Thơ:
– Cháu cám ơn ông nhiều lắm!
– Có gì đâu, cháu Thơ!
3 đứa tôi theo chân ông Đặng Lân đi hết con hẻm ra tới đầu đường Gò Gốm . 1 chiếc xe hơi sơn màu đỏ chót, lộng lẫy, đậu sát lề, gần đầu đường . Người đàn ông tiến lại, mở cửa xe . Trước khi bước lên, ông ngoái đầu lại ngó chúng tôi, giọng nói đầy vẻ ngọt dịu như người cha nói với các con:
– À, này các cháu! Việc các cháu làm là 1 việc nguy hiểm lắm đó nghe . Đừng có dại dột thế nữa nhé! Cũng may hôm nay lại gặp được bác, chớ ai khác bắt gặp là thế nào các cháu cũng bị lôi thôi liền đó! Liệu về mà lo học hành đi! Và nếu có tin tức gì mới lạ về các vụ tiền giả này thì tới cho bác hay liền, nghe! Bác sẽ tìm cách giúp các cháu nhiều nữa!
Ông Đặng Lân tử tế này quả thật là 1 đồng minh quý báu của bọn tôi .
Ông lên xe đi rồi, chúng tôi buồn nản quay về chỗ để xe đạp . Trong 3 đứa, bé Thơ trông có vẻ khổ sở buồn rầu nhất . Đôi môi bé run lên, giọng nói nghe có mùi nước mắt:
– Tôi cứ tin chắc là khi đến nhà Sáu Goòng là thế nào cũng ra được 1 vài dấu vết gì đó có thể gỡ oan cho ba tôi đấy … Bây giờ thì ….
Trí vội vã an ủi:
– Đừng nản chí như vậy, bé Thơ! Chúng tôi còn nhiều vấn đề rất đặc biệt về vụ này! Lão Sáu Goòng cũng mới chỉ là 1 vấn đề nhỏ trong cuộc điều tra khám phá mà thôi …
Bé Thơ nở nụ cười gượng:
– Ừ, thôi được! Nhưng các anh cố làm lẹ lên nghe! À, này! Ba tôi đã được ông Biện lý báo cho biết là tuần lễ sau Tòa sẽ đem vụ này ra xử đó!
Dứt lời, cô bé nhảy vút lên xe đạp vút đi, đưa nhanh tay áo lên mắt . Tôi biết cô bé đã lại khóc và có ý dấu không để 2 đứa tôi hay rằng trong lòng bé đang như lửa đốt vì lo lắng cho thân phận của người cha ruột thịt thân yêu .
2 chiếc xe đạp của Trí và tôi lăn bánh song song bên cạnh nhau . Tôi liếc nhanh mắt nhìn anh . Rõ ràng là “sếp” tôi đang mải mê suy nghĩ . Và trong những lúc như thế, tôi biết là anh rất ghét bị quấy rộn, nên cứ để mặc anh tự do . Về đến trước cửa nhà Trí, 2 chiếc xe đạp dừng bánh, tôi hỏi “sếp”:
– Sao ? Rồi chúng mình sẽ làm cái gì đây ?
“Sếp” tôi nhẹ nhẹ thở ra:
– Thú thực với Chiêm mình cũng đang suy nghĩ mà chưa biết làm sao đây! … Quả tình lúc nãy mình đã phải làm mặt tỉnh để cho bé Thơ yên lòng đấy! Mình đã hy vọng là mò đến nhà Sáu Goòng thế nào cũng vớ được 1 vài bằng chứng gì có ích kia đấy! Không ngờ, hừ! … Thôi để mình về tiếp tục thí nghiệp mấy cái hình chụp bằng ánh sáng đỏ xem sao đã . Hẹn gặp lại, nghe . Chiêm!
Thế rồi thôi! Trí cũng chẳng hẹn ngày mai hay bữa nào sẽ cùng làm việc nữa!
Tôi thẩn thờ đạp xe về, định tới chiều ăn cơm xong sẽ tới nhà Trí xem có gì lạ không . Giờ đây phải lo chạy 1 vòng đi đưa báo đã . Trong lòng chẳng thấy hứng thú 1 chút nào! Thêm 1 cái bực mình nữa! Lốp xe đằng sau chẳng hiểu sao lại xẹp lép . Thế là tốn mất bao nhiêu thì giờ mới chạy xong tua đưa báo . Khi ở Thủ Đức về thì cả nhà đã ăn xong cơm chiều . Tôi thui thủi ngồi ăn 1 mình dưới nhà bếp, đoạn đi lên nhà trên trình cho ba má biết là tôi đi chơi loanh quanh 1 lát . Mẹ tôi cho biết:
– Chiêm à! Má quên nói cho con là thằng “Chính” có gọi điện thoại cho con hồi 5 giờ chiều đó! Má bảo con mắc đi đưa báo thì nó dặn khi nào về tới phải gọi nó ngay đó!
Gọi ngay! Tôi ngó nhanh lên mặt đồng hồ đeo tay: 8 giờ tối . Vội vàng chạy ù sang nhà bác Cả, tới máy điện thoại, tôi quay con số quen thuộc thân mến . Tức khắc tiếng nói của CT1 đã ong óng ở đầy giây .
– Đến “Tổng Hành Dinh” ngay, CT3! “Phi thuyền CT2 đã bay vào quỹ đạo”!
Đúng rồi! “Sếp” tôi chắc đã tìm ra được 1 cái gì đó! Nếu không, anh đã chẳng dùng câu ám ngữ để thông tin cho tôi! Không kịp lấy xe đạp, tôi ba chân bốn cẳng chạy như bay về phía nhà Trí .
Chương 11
Gần 9 giờ, tôi đã có mặt tại “Tổng Hành Dinh”. Vào phòng thí nghiệm tôi thấy Trí dang đi lò cò 1 chân . Nhìn xuống, anh chí còn mang có mỗi 1 chiếc giày . Tôi thở không ra hơi:
– Cái gì lạ vậy ?
– Tới xem này, tới đây, Chiêm!
Anh kéo tôi tới 1 cái bục gỗ, bên trên đặt ống kính hiển vi, ống kính anh đã dùng để soi đồng tiền giả hôm trước . 1 chiếc giày của anh nằm úp sấp trên mặt gương phẳng ngay đầu ống kính .
– Ngó vào đó coi đi, Chiêm! Và nói cho mình biết là Chiêm thấy cái gì lạ!
Theo lời, tôi ngó qua ống kính thì chỉ thấy 1 góc đế giày . Đế giày bằng cao su như trăm ngàn cái đế cao su khác . Á, á … có, có! Tôi đã thấy 1, á, nhiều cái gì là lạ:
– Thấy, thấy! Mình thấy nhiều mảnh kim khí vụn …
– Đúng, đúng là những mảnh thép vụn . Đúng là thép vụn nạo ra từ những … cái lỗ đồ khuôn đúc đồng tiền cổ đó!
Tôi gần như hét lên:
– Trí! Trí! Nhưng mà …
– Đúng đó, Chiêm ơi! Mình đã đạp dính những mảnh thép vụn này tại gian hàng phía sau nhà lão Sáu Goòng đấy . Như vậy nghĩa là khi ngó qua cửa sổ, chúng mình trông thấy lão đúng là lúc lão đang gọt đẽo cái khuôn đúc tiền giả đó . Hà! Tụi mình dò đường đúng rồi đó nghe!
Tôi hứng trí:
– Và trước khi ra đi lão đã cẩn thận cất dấu bộ khuôn đó đi và chỉ bầy biện cái đồng hồ cà khổ đó ra, làm bộ như đang dở sửa chữa cái đồng hồ chỉ đáng vất đi đó . Ha! Lão này cũng quá xá thiệt tình, heng!… Vậy bây giờ tụi mình định tính sao đây ?
– Còn phải tính gì nữa! Chỉ có việc làm lại, lục lọi 1 phen nữa cho thật kỹ lưỡng, chứ không lơ mơ như lần trước đâu!
Bất giác tôi vỗ tay reo:
– À! Ông Đặng Lân! Phải báo cho ông biết tin này mới được . Và chắc chắn ông sẽ giúp cho tụi mình được 1 tay thật ngon lành!
Trí đồng ý:
– Đúng rồi! Sáng mai chúng mình sẽ tìm tới ông Đăng Lân! 9 giờ! 9 giờ sáng mai CT3 phải có mặt tại đây! Chúng mình sẽ lục tìm trong số điện thoại cái danh hiệu “Đặng Lân”, mua bán nhà cửa, vườn tược, đất đai là thế nào cũng có .
Chết thật! Bây giờ tôi mới chợt nhớ ra là ông Đặng Lân đã quên không cho tụi tôi địa chỉ! Nhưng Trí, Trí không để sót 1 chi tiếc nào .
Sáng hôm sau, gần 10 giờ, 2 anh em đã tới Thủ Đức . Trí rỉ tai tôi bảo đạp xe né tránh con đường qua nhà bé Thơ . Tôi ngẫm nghĩ muốn bật cười cho cái “tật” quá cẩn thận của anh . Nhưng chỉ mấy phút sau tôi đã thấy rằng cái tật ấy lại là 1 đức tính tốt quá . Đúng lúc chúng tôi lái xe đạp vào con đường tới hãng của ông Đặng Lân thì đột nhiên, Trí tóm chặt lấy cánh tay tôi làm tôi suýt ngã lộn mèo xuống . Tôi bực quá, la lên:
– Ô kìa! Làm gì vậy Trí ? Điên hả ?
Không thèm trả lời 1 tiếng, Trí nhảy mạnh xuống đất, nhướng mắt ra hiệu bảo tôi làm theo anh . 2 đứa chúng tôi dắt xe chạy lại dựng vào góc tường 1 căn nhà cửa đóng . Ngơ ngác tôi chẳng hiểu “sếp” tôi có ý định gì . Nhưng vì tuân hành lệnh của “sếp” đã quen tôi chỉ lặng lẽ làm theo . Trí chạy vút ra 1 con phố nhỏ chạy ngang gần đó, nép sát dãy nhà bên lề và đưa nhanh mắt liếc về phía đầu đường . Tôi tưởng anh bắt gặp bé Thơ và đang cố tránh mặt nó . Nhưng anh đã chỉ tay ra dấu cho tôi nhìn về phía anh vừa ngó . Vừa nhô đầu ra nhìn về phía Trí chỉ, tôi đã lật đật thụt vào thật nhanh, trống ngực dập thình thình: Tôi vừa trông thấy lão Sáu Goòng!
Lão từ đầu phố đi lại, bước chân chậm rãi đặt đều đều trên vỉa hè đối diện, quay đầu ngó vào cửa kính các cửa hàng như quan sát đồ bày trong tủ, kỳ thật lão liếc mắt thật nhanh về phía sau nhu có ý coi xem có người theo dõi không . Tới gần 1 khuôn cửa hẹp, lão chậm bước lại, đảo mắt ngó quanh quất 1 vòng rồi đưa tay xoay quả đấm . Cửa hé mở, lão lẻn vào thật nhanh, biến mất trong căn nhà .
Tôi nhướng đôi mắt ngó Trí:
– Anh nhận thấy lão Sáu có vẻ khả nghi chưa ? Rõ rệt là lão ngại có người biết được lão tới đây đó!
Trí hỏi khẽ:
– Chiêm có đoán được là lão đi đâu đó không ?
– Không!
– CT3! Thử ngó kỹ lại cái coi! Và thử đem hết khả năng quan sát ra xử dụng 1 lần xem sao nào!
Nghe giọng “sếp” đầy vẻ nghiêm trọng, tôi lập tức nhô đầu nhìn kỹ: phía trên cánh cửa lão Sáu vừa mở để lách vào, in rành rành hàng số và chữ: “5278 – đường Bích Câu Thủ Đức”. Địa chỉ của hãng mua bán bất động sản Đặng Lân!
Tôi băn khoăn tự hỏi:
– Quái! Lão Sáu Goòng tới hãng Đặng Lân này làm gì nhỉ ? Hay lão đến để trả tiền nhà ?
Trí cau mặt cười khẩy:
– Không có lẽ! Hôm nay mới là ngày 25 tháng Tư dương lịch! Còn quá sớm để trả tiền thuê nhà về tháng Năm, mà quá muộn nếu là tiền thuê về tháng Tư ?
– Á, à! Có lẽ ông Đặng Lân cho gọi lão Sáu đến bảo lão rút đơn khiếu nại ông Danh Điềm ra đó mà! Ông ấy đã chẳng hứa với bé Thơ rồi đó sao ?
Trí lẩm bẩm:
– Ờ! Có thể như thế!… A! Nhưng tại sao lão Sáu lại phải lén lén lút lút như vậy chứ ? Rõ rệt là lão có ý đề phòng sợ người theo dõi mà!
Vừa nói, Trí vừa ngóng cổ nhìn chăm chú căn nhà của ông Đặng Lân . Bỗng anh nói nhanh:
– Ê, Chiêm! Chiêm! Coi kìa! Ngó kỹ giùm cái đi kìa! Lẹ lên!
Tôi cũng nghiêng người ngó theo anh: rõ ràng trên ô cửa sổ tầng lầu, ông Đặng Lân đang kéo kín riđô và thò tay nới sợi dây thả bức mành xuống che kín cái cửa sổ . Trí lẩm bẩm:
– Lạ thật! Sao lại phải hạ mành mành xuống làm gì kìa ? Hướng cửa sổ này làm gì có nắng chiếu vào! Có lẽ ông Đặng Lân này có cái gì không muốn cho người ngoài biết . Nói rõ hơn, ông chủ hãng bất động sản Đặng Lân muốn dấu kín sự hiện diện của Sáu Goòng trong căn phòng ông .
Tôi thì thầm bên tai Trí:
– Chúng mình theo đúng đường con mồi rồi đó, “sếp”!
Chương 12
Rồi lo lắng hỏi tiếp:
– Bây giờ tụi mình phải làm gì đây ?
– Chúng mình phải cố gắng tìm biết bằng được 2 người đó muốn che dấu cái gì . Có lẽ 2 đứa mình phải lao sang bên đó, ghé tai vào lỗ khóa cửa nghe trộm mới được, Chiêm à!
Tôi hoảng hồn:
– Trời! Đột nhập vào đó ? Lỡ bị tụi họ bắt gặp thì sao!
– Không lo! Mành mành và ri-đô cùng buông kín mít thế kia, mình không trông thấy họ, ngược lại, họ cũng không thể ngó thấy tụi mình được . Yên trí! Nào ta lao sang và lẻn vào nhà đó ngay đi, mau Chiêm!
Tôi chạy theo Trí . Anh đưa tay mở cánh cửa, 2 đứa lọt vào . Trí quài tay khép chặt cánh cửa . 2 đứa dừng lại tại chân 1 cầu thang chạy cuốn trôn ốc đưa lên các tầng lầu . Trên tầng lầu thứ nhất, đã trông thấy 1 tấm biển kẻ những hàng chữ lớn:
VĂN-PHÒNG ĐẶNG-LÂN
Cơ-sở Thương-Mãi Bất-Động-Sản .
Ngóng cổ nhìn lên, chúng tôi thấy 1 khuôn cửa lắp kính mở ngay dưới tấm bảng chữ . Nhất định đó là văn phòng của ông Đặng Lân vì có tiếng nói chuyện sầm sì từ bên trong lọt ra . Nghe tiếng người nói chuyện thôi, chớ không thể biết được họ nói gì .
Bên tai tôi vừa vẳng nghe 1 tiếng nói cộc lốc: “Lên” thì Trí đã lao người chạy thật nhanh lên cầu thang . May mắn sao, dọc theo bậc thang bằng gỗ bóng loáng có trải nệm đỏ dầy lắm, nên tiếng bước chân chạy không gây ra tiếng động nào cả .
Tôi lo quá . Bây giờ tụi họ bất thình lình mở cửa đi ra bắt gặp tụi tôi, thì không biết phải làm sao đây!
Trí tiến nhẹ lại trước cửa văn phòng Đặng Lân, ngồi xổm xuống ghé tai nghe ngóng . Tôi lo lắng đưa mắt quan sát chung quanh . Bên hàng ba đối diện cũng có 1 ô cửa lớn lắp kính mờ, bên trên treo 1 tấm bảng kẻ 4 chữ: “Văn phòng cho thuê” . Thật là may mắn cho chúng tôi quá! Không sợ có người từ nơi đó đi ra bất thình lình! Tôi nhón gót nhẩy đến ngồi cùng chỗ với Trí .
Tiếng nói của 2 người đàn ông tuy nghe qua làn cửa kính có khác đi đôi chút, nhưng 2 anh em đã phân biệt được tiếng nào của Sáu Goòng và tiếng nào của Đặng Lân . Hơn nữa, Đặng Lân lại nói rất lớn . Ông ta đang nổi cơn giận dữ vì sao đó, có lẽ thế!
Tôi và Trí lắng tai nghiêng vào lỗ khóa . Quả nhiên, dự đoán của tôi không sai . Đặng Lân đập tay xuống bàn, hầu như hét lên:
– Sáu Goòng! Anh điên thiệt mà! Tôi đã nhiều lần dặn đi dặn lại anh là phải hết sức dè dặt cẩn thận khi xử dụng những đồng tiền giả đó mà! Chỉ chút xíu nữa là cả 1 tổ chức bị tiêu tùng vì 2000 đồng bạc của thằng oắt con đó .
Tiếng Sáu Goòng cố làm lành:
– Thì nói khẽ 1 chút đi anh Đặng Lân, nói khẽ chứ! Quả tình tôi có sơ ý 1 chút!
Đặng Lân vẫn to tiếng:
– Thiếu chút nữa là cả tụi bị “chộp” hết! Hừ! Mà là do tại anh cả! Chưa hết đâu! Thế nào cũng còn nữa à!
– Thì anh không thấy là tôi đã hết sức cố gắng tìm cách đoạt lại đồng tiền giả ấy bằng được sao ? Mong anh nghĩ lại kỹ 1 chút thì anh sẽ thấy lỗi không hoàn toàn do tôi tất cả . Giả thử thằng khỉ con Bình kia không trả lộn cho thằng oắt Chiêm bán báo thì đâu đến nông nỗi . Rồi lúc phòng điện thoại kế bên nhà Ba Đốc, tôi đã chẳng, thiếu chút xíu là đã cướp đoạt được đó thôi!
– À! Sáu Goòng! Anh làm tôi phát bịnh lên mất thôi đó! Cứ động làm chuyện gì là y như hư chuyện đó! Mà tại sao anh lại phải lôi Danh Điềm vào vòng rắc rối là thế nào ?
Sáu Goòng! Hình như cũng có bực mình vì cứ bị Đặng Lân khiển trách mãi . Tiếng “Anh” thân mật lão dùng để kêu Đặng Lân, giây phút này đã được thay thế bằng danh từ “Ông Chủ” trang trọng:
– “Ông chủ” nên nhớ giùm cho là tôi cần phải có 1 đồng tiền cổ thật để làm khuôn mẫu chứ! Vậy thì kiếm ở đâu ra nếu không đến nhà tay chuyên môn buôn bán tiền cổ nổi tiếng như Danh Điềm ? Ông chủ cứ yên trí đi mà! Tôi đã lo đâu vào đó cả . Tôi đã hướng mọi mũi nhọn nghi ngờ vào Danh Điềm . Nói để ông chủ hiểu rõ hơn nữa: chính tôi đã đem 2 cái khuôn đúc tiền cổ giả tới nhà y và thu xếp cho thằng con nhà lão Bích Tâm, tên là gì đây này … à! À! Tên Chính hay Trí gì đó … phát giác ra . Bây giờ thì chúng ta có thể yên trí rồi, ông chủ!
Liếc nhanh mắt ngó Trí, tôi nhận thấy anh có vẻ uất hận ghê gớm vì bị mắc mưu 1 tên “không đáng gì” là Sáu Goòng . Và tên “không đáng gì” này, giờ đây đang khoe khoang thành tích với chủ, yên trí là thế nào cũng được ông chủ ban khen tán thưởng .
Sự thực lại trái ngược hẳn ! Khen đâu chẳng thấy mà chỉ thấy Đặng Lân gầm lên như sấm sét:
– Hả ? Anh tưởng thế! Còn lâu nghe! Còn lâu mới có thể yên trí được! Có ngu như con bò tót mới đi tin là đã có thể yên trí, như anh ấy! Nói có sách, mách có chứng! Đây, tôi dẫn chứng cho anh coi . 2 thằng nhỏ: tên Chiêm bán báo và tên Trí con lão Bích Tâm, tuy oắt tì mà còn khôn bằng vạn anh! Hôm mới rồi đây, tôi bắt gặp tụi nó cùng với con bé Thơ, con gái Danh Điềm đang rình rập quanh cửa tiệm của anh đó .Và chính tôi đã mở cửa cho chúng nó vào nơi anh ở đấy!
Sáu Goòng la lên:
– Ủa! Ông mở cửa cho tụi nó vào nhà tôi ? Kỳ không! Vậy thì cái người ông chủ bảo là ngu như bò tót ấy chắc không phải là tôi rồi! …
Đặng Lân chặn lời lão Sáu, giọng hắn ta đầy vẻ tự đắc:
– Đừng có nóng! Sáu Goòng! Tôi đâu có dại! Tôi mở cửa nhà anh cho chúng vào thật đấy … nhưng lại dành vào trước để xóa hết dấu vết . Đến lúc tụi nó vào thì chỉ phát giác được, trên cái bục thợ mộc của anh, 1 tang chứng rất quý báu: Cái đồng hồ cà cộ hình con chim kỳ quái của anh! Ha! Ha! Tôi đã bắt bồ với tụi nó và giả vờ phẫn nộ vì sự oan ức của Danh Điềm . Tôi lại còn hứa với tụi nó là sẽ can thiệp để thuyết phục anh rút đơn khiếu nại ra . Tụi cá tép đã dính mồi và nuốt luôn cả lưỡi câu . Giờ đây chúng đã tin tôi hết mình và còn hứa là nếu có tin tức gì lạ sẽ tới cho tôi biết ngay nữa đó!
Tiếp theo câu nói là 1 chuỗi cười ha hả . Trí và tôi thẹn quá không dám nhìn nhau nữa . Nhưng tôi biết chắc là mặt anh cũng như mặt tôi, cả 2 đều đã đỏ như trái gấc chín .
Sáu Goòng khoái trí:
– Ông chủ quá xá thiệt! Đáng mặt xếp sòng!
Rõ rệt, tên Đặng Lân này cũng là 1 người thích được người khác “tưng” . Giọng nói của ông ta vui vẻ thân mật:
– Thôi được! Vậy là yên trí, yên trí rồi!… Thế nào ? Còn cú áp phe bự của tụi mình ra sao ?
Sáu Goòng:
– Tiến triển với đôi hia 7 dậm! Tôi đã hoàn tất gần xong cả 4 cái khuôn . 2 cái của đồng tiền cổ Hy Lạp và 2 cái của đồng cắc 20 bạc Việt Nam … chỉ còn chút xíu trở ngại …
Đặng Lân nôn nóng:
– Cái gì trở ngại ? Anh cho biết còn cái gi trở ngại!
Sáu Goòng vẫn bình tĩnh:
– Trở ngại kỹ thuật chút xíu thôi! Cái nét mặt cô con gái xách bó lúa trên đồng cắc 20 Việt Nam đó, tôi sửa mài, mà soi kính kỹ, sao nó vẫn có vẻ mặt đàn ông quá, hà!
Đặng Lân vỗ vào vai người đồng bọn bồm bộp, cười vui vẻ:
– Tôi biết là anh lại giở cái khó tính nhà chuyên viên của anh ra rồi! Bỏ đi ông ơi! Không ai có thì giờ mà xét kỹ cái mặt cô gái xách bó lúa trên mặt đồng bạc đâu … trừ ông Sáu Goòng!… Vậy là xong nghe! Chúng ta sẽ bắt đầu đúc ngay khi anh hoàn tất cả 4 cái khuôn! Tôi sẽ cho đúc 1 số ít đồng tiền cổ Hy Lạp thôi, còn thì bao nhiêu là đúc đồng 20 Việt Nam, hết! Tiền cổ hồi này tiêu thụ không chạy lắm . Tôi đã cho người đi đổi thật nhiều bạc cắc loại 1 đồng Việt Nam rồi . Cứ 3 đồng 1 thì đúc được 1 đồng 20 đấy . Các phái viên thu thập bạc cắc 1 đồng cứ gởi đều đều hàng về quan đương Bưu Điện, tới địa chỉ anh .
– Biết rồi! Hôm qua tôi đã nhận được 1 gói và đã đem tới “xưởng đúc” rồi!
Đặng Lân gật đâu:
– Vậy, tốt! Thôi bây giờ anh về, “sửa sang dung nhan” cô gái xách lúa của anh chút đi, đừng khó tính nữa nghe ông, để xong sớm giờ nào hay giờ đó đi, nghe!
Giơ lẹ 1 ngón tay, Trí ra hiệu cho tôi nhích ra xa cánh cửa . Tôi hiểu ngay là Sáu Goòng sắp sửa đi ra . Điều cần là chớ để lão thấy mặt tụi tôi . Nhưng cánh cửa dưới chân cầu thang đột nhiên kêu “clic” 1 tiếng . Tôi biết ngay là có 1 người nào đó đang sắp sửa đi lên . Vậy là chúng tôi bị kẹt rồi .
Đặng Lân và Sáu Goòng cũng đã nghe tiếng cửa đóng . Tiếng Đặng Lân:
– Có người nào đó! Biết đâu lại chẳng là 1 thằng lỏi rắt mắt đó ?
Chương 13
Tôi sợ tái người, chân tay cứng ngắc . Cầu thang là lối đi duy nhất . Trí bước ra từ trước đang định lao người chạy xuống, đột nhiên tôi thấy anh quay chạy ngược lên, hướng vào cái “văn phòng cho thuê” . Tôi cũng chạy vút theo vào, không quên quài tay khép chặt cánh cửa lồng kính mờ . 2 anh em thở hổn hển không ra hơi . Tiếng chân người lạ bước lên cầu thang nghe thình thịch . Cánh cửa phòng Đặng Lân mở bét . Ông ta nói oang oang:
– A! Huỳnh Bân! Vào đây, Bân, Bân! Có tôi và Sáu Goòng thôi à! Sao ? Có gì lạ không ? Trụ sở bình an chứ ?
Chúng tôi cố lắng nghe mà không biết Huỳnh Bân trả lời ra sao . Rồi là tiếng nói xôn xao ồn lên nhưng không thể nghe rõ được lời đối thoại của 3 người . Đoạn, có tiếng chân cả bọn bước ra phía cầu thang Đặng Lân nói gneh thật rõ:
– Được rồi! Huỳnh Bân! Để tôi xẹt qua đằng đó coi lại coi! Còn Sáu Goòng, về coi lại ngay “cô gái xách lúa” của anh chút đi; nhưng theo tôi thì “tốt” rồi đó, tôi đã biết cái tật khó tính của anh quá mà! Tối nay cố gắng đến 1 chút nghe! Tôi cho chạy thử khuôn mẫu 12 cạnh của anh đấy (ý nói đồng bạc cắc 20 Việt Nam hình đa giác 12 cạnh)!
Sáu Goòng lẩm bẩm nói cái gì đó mà tôi cho rằng y nhận lời . Kế đó văng vẳng có nhiều tiếng bước chân: cả bọn đang xuống cầu thang . Tiếng Đặng Lân ra lệnh:
– Đừng có ra cả 3 người 1 lúc! Sáu Goòng ra trước đi! Khéo khéo 1 chút! Đừng để ai thấy nghe!
Tiếng cánh cửa phía cuối cầu thang mở ra rồi khép lại . Hé mắt dòm qua khe cửa sổ từ căn phòng trống, 2 đứa tôi thấy rõ tên Sáu Goòng nhìn ngược ngó xuôi 2 bên rồi rảo bước đi về hướng đường Gò Gốm . 2 người kia khựng lại 1 chút rồi mới bước ra . Gả có tên Huỳnh Bân vóc người nhỏ thó, ốm tong teo, chân bước nhẹ như không, y hệt bước chân mèo . Hắn bước lên chiếc xe hơi của Đặng Lân . Ông này ngồi ở ghế lái, mở máy và chiếc xe bắt đầu lăn bánh .
Trí thở ra 1 hơi dài:
– Ôi cha … a … à!
Tôi cũng muốn thốt lên 1 tiếng “ối chà” khoan khoái như thế, nhưng Trí đã nói trước nên tôi đành chỉ lặng im mà thích thú ngấm ngầm . Rồi chẳng ai bảo ai, 2 đứa ù té chạy ra ngoài, cắm đầu cắm cổ lao tới chỗ cất xe đạp .
Nhẩy lên yên, 2 anh em đạp xe như các tay đua suốt quãng đường dài về đến tận “tổng hành dinh” . Dọc đường không ai nói với ai 1 tiếng nào . Lên đến “phòng thí nghiệm”, Trí lôi từ ngăn kéo ra 1 tập hồ sơ, phía ngoài dán nhãn ghi rõ: “Vụ Ô . Danh Điềm” .
Từ lúc đi công tác về, bây giờ mới là lần đầu tiên 2 anh em đối thoại . Trí mở miệng trước:
– Xin lỗi nhé, CT3! Tôi phải cấp tốc ghi trên giấy trắng mực đen cuộc đối thoại chúng mình mới được nghe cách đây nửa giờ . Phải ghi ngay, nếu không thì quên hết những chi tiết bổ ích .
Tuân hành lệnh sếp, tôi hết sức giữ im lặng cho tới khi anh viết xong . Và cứ tự hỏi không biết anh nghĩ gì về các việc vừa qua . May quá, “sếp” tôi đã hắng giọng:
– Ê, CT3! Vụ này quan trọng không thể tưởng tượng được nghe! Cả 1 tổ chức gian phi ghê gớm à, nghe!
Quả tình tôi cũng đồng ý nghĩ như Trí, và đột nhiên cất tiếng đề nghị với anh 1 điều chợt đến trong đầu óc mà tôi chắc anh không bao giờ chấp thuận:
– Vậy chúng ta chỉ còn 1 cách là đi báo cho cảnh sát ?
– Đâu được! Nhà chức trách sẽ không tin chúng ta vì tất cả mọi việc chúng ta đã làm được, hiện có gì làm bằng chứng đây ? 1 ít mảnh sắt vụn dính vào đế giầy, rồi là … hết!
– Nếu thế thì làm sao đây ?
– Chỉ còn 1 cách là dò ra bằng được cái trụ sở mà Đặng Lân đã nói, nghĩa là sào huyệt của bọn gian!
– Ối! Không! Không làm cái đó được đâu!
Trí không nghe tiếng tôi nói:
– Tôi chắc sào huyệt của họ cũng không xa lắm đâu . Chỉ trên con đường từ Thủ Đức đi Biên Hòa là cùng . Khó gì đâu! Muốn biết chắc thì chỉ việc mò đến tiệm lạc soong của Sáu Goòng 1 tua nữa là thế nào cũng có kết quả!
– Anh điên rồi hả Trí ? Không thể nào được nữa!
– Sao lại không thể là thế nào ? CT3 nên nhớ bữa này đã thứ ba rồi đây này, và hết ngày chủ nhật là hết nghỉ lễ rồi, thấy chưa! Thì giờ đâu có còn nhiều!
Tôi vẫn càu nhàu:
– Thật đúng là dẫn thân đến hang hùm động sói rồi còn gì!
Trí cương quyết:
– Tôi cam đoan với Chiêm là không sao đây này! Tụi gian không ngờ tụi mình lại trở lại đó vì họ tin rằng tay Đặng Lân đã khiến được chúng ta hết nghi ngờ rồi . Thêm nữa, tối nay thế nào Sáu Goòng cũng phải đi gặp Đặng Lân tại 1 nơi chốn nào đó, chưa biết! Vậy là thế nào cũng vắng nhà!
Đôi mắt anh sáng quắc lên:
– CT3, tối nay ta đi! Đúng 7 giờ 30 có mặt tại Tổng Hành Dinh!
Đoạn anh quay vào, để mặc tôi vò đầu bứt tai khiếu nại đủ thứ .
Rút cục, hồi 8 giờ 15 tối hôm đó, khi Trí bước nhanh nhẹn dọc theo con hẻm ngang gian nhà sau của Sáu Goòng, tôi đã bám sát cạnh anh như bóng theo hình .
Chỉ có mỗi 1 ngọn đèn mờ ở nơi đầu hẻm hắt ra chung quanh 1 vòng ánh sáng vàng vọt, cửa sổ gian nhà sau lão Sáu Goòng chìm trong bóng tối . Trí rỉ khẽ bên tai tôi:
– Đèn “pin” đâu ?
Tôi đưa vào tay anh chiếc đèn bấm . 1 luồng ánh sáng yếu ớt chiếu mờ mờ . Có tiếng Trí gắt khẽ:
– Trời ơi! Trước khi lên đường Chiêm chẳng chịu xem lại “pin” gì cả!
Tôi vừa định trả đủa lại anh 1 câu: “Thế sao trước khi ra đi anh không thử bấm 1 cái xem pin mới cũ ra sao ?” Nhưng cha kịp thì đã sợ tái người: dưới ánh đèn mờ mờ hiện ra 2 đốm lửa xanh lè rồi có cái gì mềm mềm ấm ấm cọ lướt vào chân . Giật nẩy người, tôi nhảy vọt 1 cái, suýt nữa thì rút lên 1 tiếng . Trí nghiến răng:
– Nỡm ở đâu á! Con mèo chứ cái gì đâu mà …
Rồi anh chiếu đèn lên cửa sổ . Tôi hí hửng bảo anh:
– Lần trước tụi mình đã chịu chết, đâu có mở được! – Và trong lòng ngầm hy vọng mong anh bỏ cuộc .
– Bên trong không có chốt sắt mà chỉ gài sơ sơ 1 cái then ngang thôi! Lần trước vào với tay Đặng Lân, tôi đã để ý thấy rồu!
“Sếp” tôi quả là 1 tên rắt mắt “can không nổi”.
Anh ra lệnh:
– Chiêm ở đây canh kỹ 2 đầu hẻm để mình mở cửa sổ, nghe!
Rồi tiếng dao díp của anh rạch gỗ nghe rẹt rẹt . Chỉ độ 3 phút sau, bỗng nghe “cách” 1 tiếng, tôi biết Trí đã mở được rồi .
Tôi sáp lại gần: “Sếp” đã ngồi vắt vẻo trên thành, 1 chân thòng vào bên trong gian nhà tối đen như mực . Tối thì tối, còn khoái hơn là đứng canh ngoài con hẻm vắng hoe, trông phát ớn . Tôi leo qua thành cửa sổ vào trong nhà .
Tiếng Trí phào nhẹ bên tai:
– Bám sát lấy tôi! Nghe! – Và anh phăng phăng len qua lối đi hẹp giữa đám đồ tập tàng cũ rích đã thấy kỳ trước . 2 đứa cứ hướng theo ánh đèn pin lờ mờ . Rõ khổ! … Luồng ánh sáng đèn yếu, tối dần … rồi tắt ngúm .
Tôi hoảng quá run giọng hỏi khẽ:
– Trí! Trí! Anh đâu rồi ?
1 giọng nói thân mật khẽ vang ngay trước mặt:
– Đây, đây, “bố trẻ”! Bố bấu chặt áo blouson của người ta rồi mà còn kêu hoài!
Khẽ trước, người sau, 2 anh em thận trọng đặt từng bước . Bỗng nhiên 1 que diêm bật xòe lên . Trong vòng ánh sáng, Trí đang giơ tay châm 1 ngọn nến vẫn đặt trên cái bục thợ mộc của Sáu Goòng .
– Trời đất! Làm sao anh mò được cây nến đó ?
– Hôm trước tôi đã để ý thấy rồi! Thôi, ở đó mà ba hoa mãi! Lẹ chút đi!
Dứt lời, anh quay ra tuần tự lục mọi ngăn kéo, đủ các loại hộp dòm vào từng chiếc thùng lớn nhỏ . Tôi cũng làm phụ anh nhưng tia mắt luôn luôn liếc về phía cửa ra vào, thấp tha thấp thỏm, chỉ sợ Sáu Goòng bất ngờ xuất hiện, súng lục lăm lăm trong tay .
Bỗng Trí gọi hơn lớn tiếng:
– Chiêm! Chiêm! Đây rồi! Tóm được “nó” đây rồi!
Tôi quay người lại . Trí cầm trong tay 1 cái hộp gỗ, đặt lên tấm bục thợ mộc, sửa soạn mở nắp . Tôi chạy sáp tới . Nắp hộp bung ra Trí lượm lên 4 cục gì tròn tròn gói trong lớp giấy nhật trình cũ . Cởi bỏ lớp giấy bao: 2 khuôn đồng tiền cổ Hy Lạp và 2 khuôn đồng các 20 Việt Nam .
Tôi gần như rú lên, như người mới bắt được 4 viên kim cương:
– Thành công rồi, ha! ha! Tuyệt quá Trí ơi! Thôi, chỉ còn có việc đem tới cảnh sát là rồi đời Sáu Goòng!
Nhưng Trí lại nhè nhẹ lắc đầu:
– Đâu được! Nếu vậy thì đồng bọn lão thấy động, chúng sẽ chuồn êm hết, cảnh sát làm sao mà bắt được trọn ổ vì chưa biết được sào huyệt của chúng! Không, không, Chiêm à! Chỉ báo cho cảnh sát khi mà tụi mình đã làm xong tất cả . Lúc đó tụi chúng sẽ sa lưới không sót 1 móng .
– Nhưng ác cái là để lại 4 cái khuôn này thì còn đâu tang vật, mà đem đi thì Sáu Goòng sẽ biết ngay là bí mật của tụi y đã bị lộ, sẽ …
Trí điềm tĩnh:
– Yên trí! Yên trí đi Chiêm! Mình đã có cách!
Dứt lời, anh nghiêng cây nến cho nhỏ giọt vào 4 cái lỗ khuôn chưa đầy 1 phút sau, Trí đã có được 4 khuôn bằng nến rõ và đẹp vô cùng .
Tôi reo lên:
– Hoan hô “sếp”! Quả thực tôi không nghĩ tới cái kỹ thuật đó!
Giọng Trí trịnh trọng:
– CT3! 1 khi đã là thám tử thì phải biết tùy cơ ứng biến trong mọi trường hợp . Việc cần làm bây giờ là rút lui cho lẹ, chúng mình nấn ná ở đây đã gần tiếng đồng hồ rồi .
Dứt lời, anh thổi ngọn nến tắt phụt . Tôi lại nắm gấu áo blouson theo sát anh, mò ra phía cửa sổ . Đi trong bóng tối mà Trí đi thật hay … như mèo vậy .
Đúng lúc cả 2 đang trèo qua cửa sổ thì có tiếng kẹt cửa . Trí nói nhanh:
– Sáu Goòng đó! Nhảy xuống! Chạy mau!
Không để “sếp” phải nhắc tới 2 lần, nhẩy 1 bước đã ra tới giữa đường hẻm, 2, 3 bước nữa đã tới quá nửa đường ra lộ lớn . Đột nhiên, tôi có cảm giác thiêu thiếu 1 cái gì cần thiết lắm: Trí không còn ở bên cạnh tôi nữa! Đang lao đầu chạy, tôi dừng ngay lại . Hay “sếp” đã gặp sự gì không may ? Hay là anh bị thương ?
Nghĩ đến chuyện quay trở lại đâm vào bóng đêm đen kịt, tôi ngại quá . Nhưng không thể để anh sa cơ như thế được . Thu hết can đảm, tôi trở vào phía căn nhà Sáu Goòng .
Đột nhiên đang lao người, tôi suýt hét lớn lên 1 tiếng . 1 người nào đó đâm sầm tới làm tôi thiếu điều ngã ngữa . May quá: Trí . Tôi hổn hển nói chẳng ra hơi:
– Sao vậy! Anh bị thương hay sao mà lâu thế, hả ?
Vừa kéo tôi cùng chạy, Trí vừa nói nhanh:
– Còn phải đóng lại 2 cánh cửa sổ đã chứ!
Quả thật không 1 chi tiết nào anh không để ý đến, dù là chi tiết rất nhỏ nhặt . Như việc đóng lại 2 cánh cửa sổ . Việc nhỏ nhặt như vậy, nhưng hậu quả lại có thể tai hại gớm ghê . Quả có vậy! Nếu bắt gặp cửa sổ mở toang hoác như vậy, Sáu Goòng sẽ giật mình cũng sẽ leo qua phóng đuổi theo thì 2 đứa tôi hết chạy . Càng nghĩ lại càng thầm cám ơn Trí . Chạy khá xa, liếc nhanh mắt ngó về đằng sau, đã thấy gian phòng trong của nhà Sáu Goòng đèn bật sáng trưng . 2 đứa tôi lại càng gia tăng tốc độ . Tới chỗ để xe, may quá, 2 cái xe đạp vẫn y nguyên . Nhẩy vút lên, chúng tôi cắm cổ đạp 1 hơi . Nửa giờ sau về đến nhà . Không dừng xe, Trí ra lệnh ngay:
– Sáng mai nghe, Chiêm! Sau khi ăn sáng xong, nhớ đừng quên đó!
Đúng hẹn, sáng hôm sau, khi tới phòng thí nghiệm, tôi đã thấy Trí đang cắm đầu viết chăm chú . Tôi vào, anh cũng không ngửng lên, chỉ đưa tay ra hiệu cho tôi ngồi, rồi vẫn không ngừng bút, anh lên tiếng:
– Tôi phải viết bản phúc trình chi tiết cho thân chủ của hãng chúng mình! Chiêm đợi đó, xong Chiêm đích thân cầm đi đưa tận tay bé Thơ, nghe!
Tôi bất giác nhăn mặt, không phải vì ngại lên Thủ Đức nhưng chính là vì ngại 1 cô thân chủ rất rắc rối là bé Thơ . Trí cứ lờ đi làm như không trông thấy nét mặt kém vui của vị phụ tá . Anh lại còn giao thêm 1 công tác dò cho ra bằng được các kiện hàng gửi đường Bưu Điện cho Sáu Goòng, bên trong chứa đựng những gì .
Thám tử VDT St